Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cách chăm sóc hồ tiêu: Hồ tiêu là cây trồng thích ẩm mà không chịu được úng. Muốn có một mô hay hốc ẩm mà không úng thì mô đất phải có nhiều chất hữu cơ, để tơi xốp, gia tăng sự thoát nước mà lại giữ nước tốt. Do đó hàng năm nên có kế hoạch tăng dần kích thước của mô hay hốc bằng cách dùng lớp đất mặt tốt, có nhiều chất hữu cơ cộng thêm với phân chuồng, phân rác mục, tro trấu để đắp thêm cho mô hay hốc gia tăng diện tích hoạt động của bộ rễ. Việc tưới nước trong mùa khô là rất cần thiết giúp cho cây phát triển tốt, trái no tròn. Ngoài việc tưới nước, việc tủ gốc cho hồ tiêu trong mùa nắng để giữ ẩm và khơi ra trong mùa mưa để tránh úng là rất cần thiết. Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch cần vệ sinh vườn hồ tiêu, nên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh hại, những cành già cỗi, thu gom lại và đem đốt bỏ. - Nếu có bón vôi nên kết hợp với bón phân lần 1 với lượng 300-400kg vôi bột/ha hoặc 800-1000kg Dolomite. - Có thể dùng lân dưới dạng lân nung chảy hoặc lân super để bón, đồng thời cung cấp lân, canxi, magiê hoặc lưu huỳnh cho cây với liều bón khoảng 600-800 kg/ha. Nếu bón cách này nên trừ đi lượng lân cần bón trong phân NPK. - Phun phân vi lượng kẽm bằng những loại phân bón lá giầu kẽm hoặc phun sulphate kẽm với nồng độ khoảng 0,5% từ 2-4 lần/vụ. Để sử dụng phân bón cho hồ tiêu có hiệu quả nên sử dụng loại phân NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc phân chuyên dùng cho hồ tiêu Đầu Trâu Ct1, Đầu Trâu CT2, Đầu Trâu CT3. * Lượng bón và cách bón như sau: + Khi thu hoạch đợt gần chót, xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân và vùi lấp phân lại. Lượng phân cho mỗi nọc: 0,4-0,5kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc 0,5-0,6 kg Đầu Trâu CT1. + Đợt 2 - trước khi ra hoa rộ: bón 0,3-0,4kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,3-0,4kg Đầu Trâu CT2/nọc. + Đợt 3 - sau khi lứa quả chính đậu: 0,4-0,5kg NPK15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,4-0,5kg Đầu Trâu CT3/nọc. + Đợt 4 - nuôi quả (khoảng 2-3 tháng sau đợt bón thứ 3): 0,4-0,6kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,4-0,5kg Đầu Trâu CT3/nọc. 2. Các loại sâu hại tiêu chính: a) Mối tiêu: Tấn công dây hồ tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất hoặc dưới đất. Mối gặm dây hồ tiêu làm cho tiêu bị suy kiệt, không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. b) Rệp sáp giả và các loài bọ rầy: Hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ cao làm lá vàng, đọt hồ tiêu xoăn lại, hoa bị rụng. Rệp sáp còn phá hại bộ rễ và gốc tiêu, tạ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...