Luận Văn Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC)


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
    DANH MỤC BẢNG vi
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
    CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    1.1 BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 4
    1.1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán 4
    1.1.2 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán 4
    1.1.2.1 Sự đầy đủ 5
    1.1.2.2 Tính thích hợp .7
    1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán 8
    1.1.3.1 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc hình thành .8
    1.1.3.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình .9
    1.1.3.3 Ý kiến của chuyên gia .9
    1.1.3.4 Giải trình của giám đốc . 10
    1.1.3.5 Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ . 10
    1.1.3.6 Bằng chứng về các bên liên quan 10
    1.2 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
    chính 11
    1.2.1 Kiểm tra 11
    1.2.1.1 Kiểm tra vật chất . 11
    1.2.1.2 Kiểm tra tài liệu 12
    1.2.2 Quan sát 12
    1.2.3 Điều tra (phỏng vấn) 13
    1.2.4 Xác nhận . 14
    iii
    1.2.5 Tính toán . 15
    1.2.6 Phân tích 15
    1.2.6.1 Kiểm tra tính hợp lý 16
    1.2.6.2 Phân tích xu hướng . 16
    1.2.6.3 Phân tích tỷ suất 17
    CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
    CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
    CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC)
    2.1 Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 18
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
    2.1.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 19
    2.1.1.2 Phương pháp quản lý chất lượng . 19
    2.1.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 20
    2.1.1.4 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động . 21
    2.1.1.5 Cam kết của PDAC . 22
    2.1.1.6 Phương hướng phát triển . 22
    2.1.2 Giới thiệu chung về bộ phận kiểm toán 23
    2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán 23
    2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán . 23
    2.1.2.3 Quy trình kiểm toán chung của công ty . 24
    2.2 Thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong quá trình kiểm
    toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC)
    thực hiện 25
    2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 26
    2.2.1.1 Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý 26
    2.2.1.2 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 28
    2.2.1.3 Phân tích số liệu 29
    2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán . 33
    2.2.2.1 Thu thập bằng chứng kiểm toán với khoản mục tiền 35
    iv
    2.2.2.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán với khoản mục doanh thu 48
    2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán . 56
    CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN
    HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
    TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM
    TOÁN & TƯ VẤN PHAN DŨNG (PDAC)
    3.1 Nhận xét về thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
    toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 60
    3.1.1 Nhận xét chung 60
    3.1.2 Nhận xét về thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
    toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư Vấn Phan Dũng (PDAC) 61
    3.1.2.1 Những ưu điểm . 61
    3.1.2.2 Những tồn tại 63
    3.1.3 Tính tất yếu của việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng
    kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) 65
    3.2 Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng
    chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm
    toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC) . 67
    3.2.1 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua kiểm tra vật chất . 67
    3.2.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua kiểm tra tài liệu
    và tính toán . 67
    3.2.3 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua quan sát 68
    3.2.4 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phỏng vấn 68
    3.2.5 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua xác nhận . 69
    3.2.6 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phân tích 69
    3.2.7 Thực hiện việc thu thập, cập nhật thông tin từ bên ngoài . 70
    3.2.8 Đào tạo nhân viên 71
    KẾT LUẬN . 72
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của khoá luận
    Dịch vụ kiểm toán tuy mới ra đời và phát triển trong khoảng 15 năm trở lại
    đây nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế hội
    nhập hiện nay. Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp về số lượng,
    hình thức và qui mô hoạt động, đồng thời, trước đòi hỏi về sự minh bạch, lành mạnh
    tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới
    thì sự trợ giúp của các công ty kiểm toán là vô cùng cần thiết. Số lượng các công ty
    kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao.
    Với sự gia tăng số lượng các công ty kiểm toán như hiện nay, các công ty
    kiểm toán thực sự cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể phát triển và
    cạnh tranh. PDAC cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó. Trong đó, kiểm toán
    BCTC là dịch vụ truyền thống và chiếm chủ yếu doanh thu của một công ty kiểm
    toán. Có thể nói, sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào
    việc thu thập và sau đó là đánh giá BCKT của KTV. Xuất phát từ mục tiêu đó, KTV
    phải sử dụng các kỹ thuật để thu thập các BCKT thích hợp và đầy đủ trong suốt quá
    trình thực hiện kiểm toán của mình. Tuy nhiên, những gì học được trên ghế nhà
    trường chỉ là khung lí thuyết chung nhất về các kỹ thuật thu thập bằng chứng. Thực
    tế, mỗi công ty kiểm toán lại vận dụng các kỹ thuật này rất khác nhau. Để hiểu rõ
    việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng, từ đó có sự so sánh, làm rõ giữa lí
    thuyết và thực tế, em đã chọn đề tài “Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
    trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn
    Phan Dũng (PDAC)”.
    2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
    Khóa luận tốt nghiệp nhằm các mục đích sau:
    - Thứ nhất: Hệ thống hóa về mặt lý luận về bản chất của BCKT và các kỹ
    thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC.
    - Thứ hai: Tìm hiểu thực tế việc vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT của
    2
    Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng tại khách hàng của Công ty.
    - Thứ ba: Nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế góp
    phần hoàn thiện các kỹ thuật thu thập BCKT tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
    vấn Phan Dũng.
    3. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận
    Là kỹ thuật kiểm tra vật chất, kỹ thuật kiểm tra tài liệu, kỹ thuật quan sát, kỹ
    thuật điều tra-phỏng vấn, kỹ thuật xác nhận, kỹ thuật tính toán, kỹ thuật phân tích.
    4. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Phương pháp tiếp xúc và trao đổi ý kiến
    - Phương pháp thu thập số liệu
    - Phương pháp xử lý số liệu
    5. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
    - Nội dung thực hiện: Do giới hạn về thời gian và không gian nên khóa luận
    chỉ nghiên cứu việc sử dụng kỹ thuật thu thập BCKT do các KTV của Công ty
    TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng đang áp dụng tại khách hàng là Công ty A.
    - Không gian: Khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư
    vấn Phan Dũng (PDAC).
    - Thời gian: Số liệu thực hiện tại Công ty A cho năm tài chính bắt đầu từ
    01/01/2010, kết thúc vào ngày 31/12/2011. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày
    01/03/2012 đến ngày 15/05/2012.
    6. Những đóng góp khoa học của khóa luận
    Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận về BCKT và các kỹ thuật thu thập
    BCKT trong kiểm toán BCTC. Bên cạnh đó, đề tài đã mô tả được thực tế vận dụng
    các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán
    & Tư vấn Phan Dũng (PDAC). Từ đó, đưa ra được nhận xét cho những vấn đề còn
    tồn tại và giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT tại
    Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng.
    3
    7. Nội dung và kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần Mở đầu và Kết Luận, Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 nội dung:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC
    Chương 2: Thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán
    BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn Phan Dũng (PDAC)
    Chương 3: Nhận xét và các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các kỹ
    thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư
    vấn Phan Dũng (PDAC)


    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ THUẬT THU
    THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN
    BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    1.1 BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
    1.1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán
    Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 thì “BCKT là tất cả các tài liệu,
    thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông
    tin này, KTV hình thành nên ý kiến của mình”. BCKT có một vai trò quan trọng, là
    cơ sở đưa ra ý kiến của KTV về BCTC của đơn vị được kiểm toán, là những minh
    chứng cụ thể cho những kết luận kiểm toán. Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý
    cho ý kiến kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm. Như
    vậy, BCKT có thể gồm nhiều loại khác nhau và không chỉ là các chứng từ, sổ sách
    kế toán, mà còn bao gồm nhiều thông tin từ những nguồn khác do KTV chủ động
    thu thập để làm cơ sở cho ý kiến của mình, thông qua các phương pháp kỹ thuật
    kiểm toán. Đồng thời, không phải bằng chứng nào cũng là cơ sở cho ý kiến của
    KTV mà đó là những bằng chứng thỏa mãn những mục tiêu của cuộc kiểm toán.
    1.1.2 Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
    BCKT phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC. Bằng chứng
    liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù
    đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của
    hàng tồn kho đó). Theo đoạn 14 của VSA 500 thì cơ sở dẫn liệu của BCTC bao gồm:
     Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên BCTC thực tế phải
    tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo;
     Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên BCTC đơn
    vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo;
     Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và
    có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét;
     Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có
    5
    liên quan đến BCTC phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan;
     Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp
    trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận);
     Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị
    của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về
    toán học;
     Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố
    phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).
    Đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “KTV phải thu
    thập đầy đủ các BCKT thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình”. Một bằng chứng
    tuy đạt yêu cầu thích hợp nhưng sẽ không thể sử dụng làm cơ sở cho ý kiến của
    KTV nếu không đáp ứng yêu cầu đầy đủ.
    1.1.2.1 Sự đầy đủ
    Sự đầy đủ chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của BCKT cần thu thập. Không
    có thước đo nào quy định số lượng bằng chứng bao nhiêu là đủ. Điều này đòi hỏi rất
    nhiều ở kinh nghiệm của KTV. Vì vậy mà thông thường KTV thu thập BCKT mang
    tính xét đoán và “có tính thuyết phục” nhiều hơn là “có tính chất chắc chắn”. Khi
    thu thập các BCKT, KTV cần cân nhắc tới các mục tiêu của cuộc kiểm toán và các
    yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng. Những yếu tố này gồm:
     Thứ nhất: Tính trọng yếu: Khoản mục được kiểm toán càng trọng yếu
    thì số lượng BCKT cần thu thập càng nhiều vì các sai phạm được xem là trọng yếu
    thường có giá trị lớn, ảnh hưởng nhiều tới BCTC. Các KTV cần thu thập đầy đủ
    bằng chứng thích hợp cho ý kiến trên báo cáo kiểm toán.
     Thứ hai: Mức độ rủi ro: Khoản mục kiểm toán cụ thể được đánh giá là
    có mức độ rủi ro càng cao thì số lượng BCKT thu thập càng nhiều và ngược lại.
    Khoản mục có độ rủi ro cao thường là khoản mục tiền (gọn nhẹ, dễ biển thủ, số
    lượng nghiệp vụ lớn ) hay khoản mục hàng tồn kho (khó khăn khi kiểm kê, số
    lượng nghiệp vụ lớn ). Để phát hiện ra các sai phạm, KTV cần thiết kế và thực
    hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập được BCKT thích hợp. Ngoài ra,
    6
    đơn vị được kiểm toán có tình hình tài chính không tốt, có tiền sử hoặc đang xảy ra
    kiện tụng cũng có rủi ro cao, KTV cần đánh giá mức trọng yếu của các sự kiện trên
    nhằm thu thập BCKT làm cơ sở để đưa ra ý kiến của mình.
    Quan hệ giữa các loại rủi ro và lượng BCKT cần thu thập được thể hiện qua bảng sau :
    Bảng 1.1: Quan hệ giữa rủi ro và số lượng bằng chứng
    Trường hợp
    Rủi ro kiểm
    toán
    Rủ ro tiềm
    tàng
    Rủi ro kiểm
    soát
    Rủi ro phát
    hiện
    Số lượng
    bằng chứng
    1 Cao Thấp Thấp Cao Thấp
    2 Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình
    3 Thấp Cao Cao Thấp Cao
    4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
    5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
    Trong đó:
    - Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không
    đúng về BCTC.
    - Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu tiềm ẩn
    trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc trong bản chất của khoản mục với giả
    định không có HTKSNB.
    - Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu mà
    HTKSNB không phát hiện hoặc không ngăn chặn được.
    - Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro mà các thử nghiệm cơ bản của KTV
    không phát hiện các sai phạm trọng yếu trên số dư tài khoản, nghiệp vụ, khoản mục
    trên BCTC.
     Thứ tư: Kết quả của các lần kiểm toán trước: KTV căn cứ vào số sai
    phạm phát hiện được từ những cuộc kiểm toán trước đó để xác định số lượng bằng
    chứng thích hợp.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình kiểm toán
    Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
    2. Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp
    TS. Đào Xuân Tiên - TS. Vương Đình Huệ
    3. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
    Bộ Tài chính phát hành
    4. Tạp chí kiểm toán
    5. Hồ sơ kiểm toán mẫu
    Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - VACPA
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...