Chuyên Đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa,

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN LUẬN​ ​Nghề trồng lanh, dệt vải là hoạt động kinh tế để tạo ra sản phẩm vải nhằm phục vụ nhu cầu của đời sống cộng đồng dân tộc Mông ở Cát Cát. Đó thực sự là một hoạt động công phu đã đạt tới đỉnh cao của một loại hình thủ công truyền thống không chỉ với người Mông mà còn đối với cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Điều thú vị là chỉ bằng các công cụ hết sức thô sơ, người phụ nữ Mông đã làm ra những sản phẩm vải lanh nổi tiếng. Trong đó, đáng kể có nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục.
    Về mặt kỹ thuật, trong quy trình tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục, người Mông nơi đây đã vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo một cách điêu luyện như triết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt; các kỹ thuật tạo hoa văn như thêu (thêu đột, thêu luồn sợi, thêu xoắn chỉ), in hoa văn bằng sáp ong (kỹ thuật ba tít), ghép vải. Công việc này được các em gái học từ những người bà, người mẹ, người chị ngay từ khi còn nhỏ theo phương pháp cầm tay chỉ việc vào những thời điểm nông nhàn hay những khi đi đường, đi chợ.
    Về mặt mĩ thuật, các bộ trang phục và màu sắc, hoa văn trên trang phục của người Mông ở Cát Cát, nhất là trang phục phụ nữ của rực rỡ và cố tình vượt lên sắc xanh của thiên nhiên để tôn con người trước khung cảnh của núi rừng.
    Phong cách trang trí và tính quy phạm của các loại hoa văn với màu sắc của nó cũng thể hiện những luật tục, những kiêng kỵ trong cộng đồng. Như vậy, có thể khẳng định, hoa văn cũng là một trong những nguồn sử liệu quý khi nghiên cứu về lịch sử văn hoá tộc người.
    Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm tìm hiểu những nét độc đáo trong trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở đây. Chuyên đề nằm trong Đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc dự án Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông ở làng Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, lấy kết quả điền dã làm tài liệu nghiên cứu chủ yếu.
    MỤC LỤC​ ​Dẫn luận .
    1​1.​Kỹ thuật dệt, nhuộm vải và chế tác đồ trang sức .
    2​1.1.​Kỹ thuật dệt .
    2​1.2.​Kỹ thuật nhuộm .
    3​1.3.​Kỹ thuật chế tác đồ trang sức
    7​2.Kỹ thuật trang trí trên trang phục
    8​2.1.​Kỹ thuật tạo dáng cho trang phục
    8​2.2.​Kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục
    9​2.2.1.Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong .
    92.2.2.Kỹ thuật thêu .
    102.2.4.Kỹ thuật ghép vải
    10​2.3.​Hoa văn trên trang phục
    11​2.4.​Nghệ thuật xử lý màu sắc trên trang phục .
    14​3.Nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục trong chu kỳ vòng đời người phụ nữ Mông ở Cát Cát
    164.Một số biến đổi và giải pháp bảo tồn các mẫu hoa văn và màu sắc trên trang phục của người Mông ở Cát Cát hiện nay
    18​4.1.​Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới các mẫu hoa văn và màu sắc truyền thống của người Mông ở Cát Cát
    18​4.2.​Những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn các mẫu hoa văn và màu sắc truyền thống của người Mông ở Cát Cát
    19​4.3.​Một số giải pháp bảo tồn các kỹ thuật xử lý dân gian trong việc tạo các mẫu hoa văn và màu sắc trang phục truyền thống của người Mông ở Cát Cát .
    21​Kết luận
    23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...