Sách Kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập 1

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập 1Kỹ thuật sản xuất dược phẩm
    Tập I
    Kỹ thuật sản xuất thuốc bằng phương pháp tổng hợp hóa dược và chiết xuất dược liệu
    Sách đào tạo dược sỹ đại học
    Chuyên ngành: DS Đại học
    Chủ biên: PGS.TS. Từ Minh Koóng

    Chỉ đạo biên soạn
    Vụ Khoa học & Đào tạo, Bộ Y tế
    Chủ biên:
    PGS.TS. Từ Minh Koóng
    Những người biên soạn:
    ThS. Nguyễn Văn Hân
    KS. Nguyễn Việt Hương
    TS. Nguyễn Đình Luyện
    PGS.TS. Đỗ Hữu Nghị
    Hiệu đính:
    KS. Nguyễn Việt Hương
    Tham gia tổ chức bản thảo:
    TS. Nguyễn Mạnh Pha
    ThS. Phí Văn Thâm

    Lời giới thiệu
    Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo đối tượng là Dược sỹ đại học Cao đẳng điều dưỡng. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở, chuyên môn và cơ bản chuyên ngành theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách chuẩn về chuyên môn để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
    Sách “Kỹ thuật sản xuất dược phẩm” được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục cao đẳng điều dưỡng của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được ThS. Trương Tuấn Anh, một nhà giáo giầu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác đào tạo biên soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học, cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.
    Sách “Kỹ thuật sản xuất dược phẩm” đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành Cử nhân điều dưỡng và Cao đẳng điều dưỡng của Bộ Y tế thẩm định vào năm 2006. Bộ Y tế quyết định ban hành là tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành y tế trong giai đoạn 2006-2010. Trong quá trình sử dụng, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.
    Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn ThS. Trương Tuấn Anh, công tác tại Bộ môn Điều dưỡng thần kinh – tâm thần Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã giành nhiều công sức hoàn thành cuốn sách này, cảm ơn TS. Đinh Đăng Hoè, PGS.TS. Ngô Đăng Thục đã đọc, phản biện để cuốn sách được hoàn chỉnh, kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.
    Vì lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.
    Vụ Khoa học và Đào tạo
    Bộ Y tế
    Lời nói đầu
    Cuốn giáo trình "Kỹ thuật sản xuất dược phẩm" được biên soạn để giảng cho sinh viên Dược hệ đại học vào học kỳ 8 đã được xuất bản lần thứ nhất năm 2001, gồm 2 tập. Theo chương trình cũ, thời lượng giảng dạy môn học này là quá ít so với những kiến thức chung của Dược sỹ đại học. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, sau khi có nghị quyết của Bộ Chính trị (NQ-46/BCT- 2005) về phát triển nền Công nghiệp Dược của đất nước trong tình hình mới, phải ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc, trong đó chú trọng Công nghiệp Hóa dược và Công nghệ Sinh học. Ban chương trình nhà trường quyết định tăng thêm một đơn vị học trình cho học phần "Sản xuất thuốc bằng Công nghệ sinh học".
    Bộ môn đã biên soạn lại để xuất bản cuốn giáo trình mới gồm 3 tập. Cả ba tập đều có tên chung của giáo trình: “Kỹ thuật sản xuất dược phẩm”.
    Giáo trình được biên soạn theo hai nội dung:
    1. Kỹ thuật sản xuất các nguyên liệu làm thuốc.
    2. Kỹ thuật sản xuất các dạng thuốc thành phẩm.
    Trong đó:
    Nội dung thứ nhất gồm 2 tập là:
    * Tập 1. Kỹ thuật sản xuất thuốc bằng phương pháp tổng hợp hóa dược và chiết xuất dược liệu.
    * Tập 2. Kỹ thuật sản xuất thuốc bằng phương pháp sinh tổng hợp.
    Nội dung thứ hai gồm 1 tập là:
    * Tập 3. Kỹ thuật sản xuất các dạng thuốc.
    So với lần xuất bản trước, các tác giả biên soạn đã cố gắng chắt lọc những kiến thức chủ yếu nhất để cung cấp cho người học hiểu được ngành khoa học vừa hấp dẫn vừa quan trọng này. Tuy nhiên, với nội dung phong phú, đa dạng và thời lượng hạn chế nên không thể đi sâu hơn được. Vì vậy cuốn giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong nhận được sự góp ý của đọc giả để chỉnh sửa cho lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin chân
    thành cảm ơn.
     
Đang tải...