Thạc Sĩ Kỹ thuật PWM sóng mang cho nghịch lưu đa bậc lai

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG
    Luận văn trình bày, phân tích chi tiết phương pháp thiết kế nghịch lưu đa bậc lai. Với cấu tạo lai này, có thể tạo được số bậc điện áp lớn nhất với cùng số cell cầu H. Tuy nhiên, độ méo dạng họa tần của nó vẫn đảm bảo như các cấu trúc không lai khác. Vì vậy, có thể giảm thiểu hay loại bỏ bộ lọc ngõ ra[4].
    Với kiểu thiết kế giới thiệu, số cell cầu H và giá trị nguồn DC của chúng được xác định rõ. Để đảm bảo, với số cell cầu H nhất định có thể tạo ra số bậc điện áp lớn nhất. Đồng thời, năng lượng tuần hoàn trong các cell cầu H được giảm thiểu, giúp tăng hiệu suất toàn hệ thống.
    Đặc biệt, luận văn còn trình bày các kỹ thuật PWM sóng mang cho nghịch lưu lai. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi kỹ thuật. Các kỹ thuật được ứng dụng trong luận văn là:
    - Phương pháp điều chế độ rộng xung sin (SPWM)
    - Phương pháp mô phỏng điều chế vector không gian dùng sóng mang với common-mode cực tiểu (SVPWMmin)
    - Phương pháp mô phỏng điều chế vector không gian dùng sóng mang với common-mode trung bình (SVPWMmid)
    - Phương pháp mô phỏng điều chế Discontinuous dùng sóng mang với common- mode cực tiểu (DPWMmin)
    - Phương pháp mô phỏng điều chế Discontinuous dùng sóng mang với common- mode trung bình (DPWMmid).
    Trong đó kỹ thuật DPWMmin được đánh giá cao. Vì nó cho kết quả về độ méo dạng họa tần, tổn hao công suất, điện áp hài cơ bản tốt hơn phương pháp điều khiển khác, kể cả phương pháp điều rộng xung sin thông thường.
    Nội dung luận văn gồm năm chương
    Chương 1: Giới thiệu, phân tích ,đánh giá các vấn đề liên quan đến - nghịch lưu đa bậc lai. Đồng thời đưa ra các vấn đề tồn tại cần giải quyết.
    Chương 2: Trình bày cấu tạo các bộ nghịch lưu áp và giới thiệu cấu trúc cơ bản của nghịch lưu đa bậc lai.
    Chương 3: Trình bày các phương pháp điều khiển cho nghịch lưu lai. Đặc biệt là phương pháp mô phỏng vector không gian dùng sóng mang cho phép điều khiển nghịch lưu trong vùng quá điều chế.
    Chương 4: Trình bày phương pháp thiết kế chi tiết nghịch lưu đa bậc lai. Nó đảm bảo đạt số bậc điện áp lớn và năng lượng tuần hoàn trên toàn hệ thống là nhỏ nhất. Giúp tăng hiệu suất trên toàn hệ thống.
    Chương 5: Trình bày các kết quả mô phỏng, các đồ thị khảo sát được. Từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá về bộ nghịch lưu lai cũng như phương pháp điều khiển tương ứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...