Báo Cáo Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm sú

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 30/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong thời đại kinh tế thị trường đang mở cửa, ngành nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển kinh tế nhà nước. Việt Nam với chiều dài bờ biển trên 2300km, hơn 4500 đảo lớn nhỏ, nhiều ao vịnh, nhiều đầm phá, khoảng 2500ha rừng ngập mặn đặc biệt có 290.000ha bãi triều và bình quân cứ 20km bờ biển có 1 con sông. đâ là những tiền đề không nhỏ để chúng ta phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Nổi bật trong những năm qua là nghề nuôi tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) đã phát triển rất nhanh. Trước đây nghề nuôi tôm cũng đã phát triển nhưng chỉ với hình thức nuôi quảng canh, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và từ đó nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào thực tiễn. Từ hình thức nuôi quảng canh lạc hậu tiến lên nuôi quảng canh cải tiến - bán thâm canh và siêu thâm canh. Chính sự chuyển đổi hình thức nuôi này đã giúp cho người dân ven biển có cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả từ nghề nuôi tôm như: tăng thu nhập, tạo thêm việc làm, tận dụng mặt nước hoang hóa, thì quá trình nuôi tôm đã bộc lộ những mặt tiêu cực như: Gây ô nhiễm môi trường, phá hủy rừng ngập mặn, làm mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh phát triển. Hiện nay phong trào nuôi tôm thương phẩm cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Quảng Bình có 124km chiều dài bờ biển, có nhiều bãi cát trắng nằm gần đường quốc lộ 1A kéo dài tư bắc tới nam, địa hình tương đối bằng phẳng. Bên cạnh đó nguồn nước ở đây chưa bị ô nhiệm. Chính vì vậy tạo điều kiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng. Để tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất nuôi tôm sú thương phẩm thích hợp vơí điều kiện tự nhiên mỗi vùng, nhằm nâng cao năng suất - sản lượng và chất lượng tôm nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước. Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự đồn ý của truờng ĐHTS Nha Trang, khoa nuôi trồng thủy sản, giáo viên hướng dẫn và các hộ nuôi tôm xã BắcTrạch - Huyện Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình, đã thôi thúc em chọn chuyên đề tốt nghiệp: “Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm sú (penaeus monodon fabricius,1798), tại xã Bắc trạch - Huyện Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình” với những nội dung sau: - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, hệ thống ao nuôi. - Tìm hiểu qu trình nuôi tôm thương phẩm tôm sú. - Đánh giá hiệ quả kinh tế vụ nuôi. Do thời gian nghiên cứu có hạn, dụng cụ thí nghiệm còn thiếu cũng như kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo cũng như bản bè đồng nghiệp góp ý thêm để bản thân có thêm kinh nghiệm để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.cảm ơn! Quảng Bình, tháng 6 năm 2009
    SVTH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...