Thạc Sĩ Kỹ thuật nuôi lồng cá biển và tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển v

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: KỸ THUẬT NUÔI LỒNG CÁ BIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN NUÔI CÁ LÊN MÔI TRƯỜNG Ở VÙNG BIỂN VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    DANH MỤC CÁC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH .viii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN . 3
    1.1 Nuôi cá biển lồng bè trên thế giới . 3
    1.2 Nghề nuôi cá biển lồng bè ở Việt Nam 4
    1.3 Sơ lược một vài đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi chính 6
    1.3.1 Cá song chấm nâu 6
    1.3.2. Cá giò . 7
    1.3.3 Cá hồng mỹ . 8
    1.4. Tình hình nghiên cứu tác động của việc nuôi lồng lên môi trường xung quanh 9
    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 12
    2.2 Đối tượng nghiên cứu: 12
    2.3. Sơ đồ khối nghiên cứu: 12
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 13
    2.4. 1 Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn 13
    2.4. 2 Kỹ thuật nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn, Quảng Ninh . 13
    2.4.3 Tác đ ộng của việc sử dụng thức ăn nuôi cá l ên môi trư ờng ở v ùng bi ển Vân Đồn 13
    2.4.3.1 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá lồng biển ở Vân Đồn . 13
    2.4.3.2 Sinh trưởng của cá . 13
    2.4.3.3 Tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi 13
    2.4.4 Phương pháp đo các thành phần sinh hóa . 14
    2.4.4.1 Các yếu tố môi trường pH, nhiệt độ (
    0
    C), độ mặn (ppt): 14
    2.4.4.2 Ni-tơ tổng số trong thức ăn và trong cá nuôi 14
    2.4.4.3 Ni-tơ tổng số mẫu nước và mẫu chất đáy . 14
    2.4.5 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động nuôi cá biển ở Vân Đồn 14
    2.5 Các chỉ tiêu đánh giá . 15
    2.5.1 Đánh giá kỹ thuật . 15
    2.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế . 15
    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 16
    3.1 Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh . 16
    3.1.1 Vùng nuôi 16
    3.1.2 Đối tượng nuôi . 16
    3.1.3 Năng suất, sản lượng và số ô lồng nuôi cá 19
    3.2 Kỹ thuật nuôi lồng cá biển . 21
    3.2.1. Vị trí nuôi: 21
    3.2.2 Lồng, bè nuôi cá 22
    3.2.3 Nguồn giống 23
    3.2.4 Mùa vụ nuôi và thu hoạch 25
    3.2.5 Chọn cá giống và thả cá giống . 26
    3.2.6 Kích cỡ và mật độ thả giống . 26
    3.2.7 Thức ăn cho cá 28
    3.2.7.1 Loại thức ăn 28
    3.2.7.2. Nguồn gốc thức ăn . 28
    3.2.7.3 Tỷ lệ cá tạp trong đánh bắt 28
    3.2.7.4 Biến động nguồn thức ăn trong nuôi cá ở Vân Đồn . 29
    3.2.8. Kỹ thuật bảo quản thức ăn . 30
    3.2.9. Kỹ thuật cho cá ăn 30
    3.2.10 Quản lý và chăm sóc . 32
    3.2.11 Phát hiện bệnh trên cá và phương pháp phòng trị 35
    3.3 Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn 37
    3.3.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi các loài cá chính 37
    3.3.1.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá cá song chấm nâu 37
    3.3.1.2 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá cá giò 38
    3.3.1.3 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá hồng mỹ . 39
    3.3.1.4 So sánh việc sử dụng cá tạp trong nuôi cá song chấm nâu, cá giò và cá
    hồng mỹ 40
    3.3.2. Sinh trưởng của cá 41
    3.4 Tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi trong nuôi cá 42
    3.5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động nuôi cá
    biển ở Vân Đồn 46
    3.5.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế ở cấp độ hộ 46
    3.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội ở cấp độ ngành 49
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 51
    KẾT LUẬN 51
    ĐỀ XUẤT 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh đang phát triển với tốc độ
    nhanh, hàng năm tạo ra lượng sản phẩm lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Chỉ
    tính riêng năm 2007, vùng đã sản xuất được 1855 tấn cá từ nuôi lồng, chiếm 74,2%
    tổng sản lượng toàn tỉnh, cùng với đó đã thu hút và giải quyết việc làm cho hàng nghìn
    lao động trong vùng [6].
    Từ năm 1996, khi mới bắt đầu phát triển, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên
    các hộ nuôi thu lợi nhuận lớn, do đó thúc đẩy số hộ nuôi phát triển và tăng nhanh số
    lồng bè nuôi, nhiều ngư dân chuyển từ khai thác sang nuôi thủy sản. Từ đó góp phần
    chuyển dịch cơ cấu nghề cá của huyện theo hướng giảm áp lực khai thác ven bờ, tăng
    tỷ trọng nuôi và dịch vụ, làm thay đổi rõ rệt đời sống, giảm tỷ lệ đói nghèo trong cộng
    đồng ngư dân.
    Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, đến nay những thuận lợi cũng như khó
    khăn, hạn chế đối với việc duy trì sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá lồng bè ở
    Vân Đồn đã dần bộc lộ và ngày càng rõ rệt. Cùng với việc tăng nhanh lồng bè nuôi
    trên diện tích mặt nước, kỹ thuật nuôi còn hạn chế và thói quen sử dụng thức ăn là cá
    tạp, cá có giá trị kinh tế thấp trong nuôi cá đã không những làm giảm nguồn lợi tự
    nhiên mà còn có thể gây ô nhiễm đến môi trường nước. Đây cũng đang là vấn đề
    chung của toàn cầu. Theo thống kê của Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản
    ở châu Á - Thái Bình Dương (NACA), trong những năm qua, việc phát triển nghề nuôi
    cá biển đã kéo theo nhu cầu sử dụng các loại cá tạp vào mục đích làm thức ăn cho cá
    nuôi gia tăng, ước tính khoảng 5 – 10 triệu tấn/năm [26]. Ở nước ta hiện nay, đa số
    ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển đều sử dụng nguồn cá tạp làm thức ăn trong nuôi
    trồng thủy sản. Tổng sản lượng cá tạp sử dụng trực tiếp làm thức ăn trong nuôi trồng
    thủy sản trong cả nước, ước tính 202.086 tấn/năm [13]. Để giải quyết khó khăn này,
    nhiều chủ trương và chính sách của Nhà nước đang được đưa ra để thực hiện mục tiêu
    giảm sử dụng cá tạp trong nuôi biển.
    Nhằm góp phần cung cấp thêm thông tin cũng như làm căn cứ khoa học cho
    những nghiên cứu sau này liên quan đến lĩnh vực nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn, tôi
    thực hiện đề tài: Kỹ thuật nuôi lồng cá biển và tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi
    cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh.
    Mục tiêu chính của đề tài: tìm hiểu kỹ thuật nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, qua
    đó xác định tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân
    Đồn.
    Đề tài chủ yếu đi sâu vào các đối tượng cá biển nuôi chính (cá song chấm nâu,
    cá giò và cá hồng mỹ) với các nội dung sau:
    1) Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh
    2) Kỹ thuật nuôi lồng cá biển tại Vân Đồn
    3) Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân
    Đồn, Quảng Ninh
    4) Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động nuôi cá
    biển ở Vân Đồn
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Về mặt khoa học, nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa học cho các nghiên
    cứu về kỹ thuật nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn. Đề tài ước tính hàm lượng Ni-tơ thải do
    sử dụng thức ăn trong nuôi cá biển nhằm đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường ở
    vùng biển Vân Đồn. Từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan tới việc quản lý và sử
    dụng thức ăn trong nuôi lồng cá biển cho vùng, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
    nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn nói riêng và nghề nuôi cá biển của nước ta nói chung
    theo hướng ngày càng bền vững
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN
    1.1 Nuôi cá biển lồng bè trên thế giới
    Trong những thập kỷ gần đây, nghề nuôi cá biển ở khu vực Đông Nam Á phát
    triển rất mạnh ở nhiều vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Philippin, Indonexia, Đài Loan,
    Malaysia, Trung Quốc . Trong đó Indonexia là nước đi đầu về tổng sản lượng nuôi
    lồng cá biển, với 381.485 tấn vào năm 1991; Philippin đứng vị trí thứ 2 với 282.119
    tấn, tiếp đến Thái Lan 93.060 tấn, Malaysia 11.575 tấn và cuối cùng Việt Nam 123 tấn
    [28].
    Nuôi biển là một ngành mới nhưng phát triển nhanh chóng vì sản phẩm của
    nuôi biển có giá trị cao hơn các sản phẩm thủy sản từ các ngành khác. Sản lượng thủy
    sản cung cấp cho tiêu dùng năm 1994 là 80 triệu tấn trong đó khai thác hải sản chiếm
    52 triệu tấn (65%), nuôi trồng 21,0 triệu tấn (26,2%). Theo FAO (2007), đến năm 2010
    tổng sản phẩm thủy sản cung cấp cho tiêu dùng ước khoảng 120 triệu tấn, trong đó sản
    phẩm do nuôi trồng là 39,0 triệu tấn (32%). Như vậy, trong những năm tới thế giới sẽ
    hạn chế sản lượng từ khai thác hải sản mà tập trung đẩy nhanh sản lượng thủy sản từ
    nuôi trồng.
    Theo dự báo của FAO, cơ cấu nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 1994 chiếm
    61% nhưng năm 2010 còn lại 51%, trong khi đó nuôi cá biển từ 2% năm 1994 sẽ tăng
    lên 8% trong năm 2010.
    Cùng với xu hướng trên, hiện nay nuôi thuỷ sản lồng bè, mà đặc biệt là nuôi cá
    lồng trên biển đã và đang phát triển nhanh chóng và được coi như một giải pháp quan
    trọng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng của người
    tiêu dùng. Đến nay có hàng trăm quốc gia sử dụng hệ thống nuôi thuỷ sản lồng bè tận
    dụng từ các mặt nước như hồ, đập, sông và vùng ven biển. Theo FAO (2007), tổng sản
    lượng nuôi thuỷ sản lồng bè ước tính năm 2005 của một số nước có nghề nuôi cá lồng
    bè phát triển như sau: Thuỵ Điển 652.306 tấn, Chi Lê 588.060 tấn, Nhật 272.821 tấn,
    Anh 135.253 tấn, Việt Nam 126.000 tấn, Canada 98.441 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 78. 924 tấn.
    Nhìn chung Việt Nam vẫn là một trong số những nước phát triển khá chậm
    nghề nuôi lồng cá biển. Nghề này ở nước ta vẫn chưa phát triển theo hướng công
    nghiệp hiện đại và mới được xem như là tận dụng mặt nước nuôi phong phú, đa dạng
    hình thức canh tác để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
    Nhật Bản nuôi từ năm 1930, chủ yếu nuôi cá cam, cá tráp đỏ . Ở các nước Châu
    Mỹ nuôi từ thập kỷ 50, thường nuôi cá hồi, cá nheo
    Những năm gần đây Na Uy có tốc độ phát triển nuôi cá biển lồng bè nhanh
    nhất, chủ yếu nuôi cá hồi đại dương, sản lượng cá nuôi từ 10 vạn tấn (1982) lên 20 vạn
    tấn (1994) và 29 vạn tấn (1996), giá trị sản lượng nuôi cá lồng trên biển lên tới 3 tỷ
    USD. Ở nước này đã giải quyết hoàn chỉnh được những vấn đề khó khăn lớn trong
    công nghệ chế tạo cỡ lồng lớn, với ưu điểm vật liệu nhé, giá thành thấp, có sức chống
    chịu với mức sóng biển 7 – 10m.
    Ở Trung Quốc mới bắt đầu nuôi từ thập kỷ 70, năm 2001 đã có 20 vạn lồng
    nuôi, sản lượng cá lồng biển 339.000 tấn [8].
    1.2 Nghề nuôi cá biển lồng bè ở Việt Nam
    Là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ sản biển, trong những năm
    qua nghề nuôi biển của Việt Nam đã có những bước phát triển không chỉ về diện tích,
    số lồng nuôi mà sản lượng nuôi biển cũng không ngừng được tăng lên. Diện tích mặt
    biển có thể đưa vào quy hoạch nuôi biển năm 1994 lên tới 460,000 ha [1]. Ngành thủy
    sản nước ta đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về biển,
    giàu lên từ biển; phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp 53-55% GDP và 55-60% kim
    ngạch xuất khẩu của cả nước [36]
    Ở nước ta từ năm 1990 đến nay, do nhu cầu thị trường, nghề nuôi lồng cá biển
    có xu thế tăng nhanh ở các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên [17]. Các loài cá
    biển nuôi phổ biến như cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá cam, cá đối mục, cá tráp,
    cá hường, cá chim biển .Khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh thuộc các vùng có số lường
    bè cá nhiều nhất, tính đến giữa năm 1995, tổng số lượng bè cá ở khu vực này có
    khoảng 300 – 400 ô lồng. Khu vực biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có
    khoảng 200 ô lồng và khu vực Đông Tây Nam Bộ có trên 100 ô lồng [22]. Năm 2003,
    cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển [15]. Năm 2005 cả nước có 16.319 ô lồng
    nuôi cá biển, đạt 3.508 tấn, tốc độ tăng số lồng 73%/năm và sản lượng 83%/năm [25]
    Nuôi lồng cá biển ở nước ra đang phát triển nhanh chóng và được coi như một
    giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng sản phẩm thuỷ sản ngày càng
    tăng của người tiêu dùng. Hiện nay khả năng cung ứng thủy sản của cả nước vào

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng việt
    1. Bộ Thủy sản (1994). Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản năm 1994. Hà Nội
    2. Bộ Thủy Sản (2003), Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2003 và
    phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện kế hoạch nuôi
    trồng thủy sản năm 2004. Hà Nội.
    3. Bộ Thủy Sản (1999), Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ
    1999 - 2010, Hà Nội.
    4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Dự thảo chiến lược phát triển Nuôi trồng
    thủy sản đến năm 2020, Hà Nội.
    5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), “Định mức kỹ thuật kỹ thuật nuôi cá biển”.
    Trong Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN về việc ban hành định mức tạm
    thời áp dụng cho các chương trình khuyến ngư, Hà Nội.
    6. Chi Cục nuôi trồng Thủy sản Quảng Ninh (2009), Báo cáo tổng kết điều tra
    hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
    7. Lê Văn Cát, Đỗ thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát (2000), Nước nuôi thủy sản -chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà
    Nội.
    8. Ngô Trọng Lư Thái Bá Hổ, Nguyễn Kim Độ (2004), Kỹ thuật nuôi cá lồng
    biển, NXB NN TP. HCM.
    9. Đỗ Văn Khương, Nguyễn Quang Hùng và ctv (2005), “Một vài kết quả nghiên
    cứu về sản xuất giống và ương nuôi loài cá song mỡ (E. Tauvina)”, Trong
    Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển (Tập 3), Viện Nghiên cứu
    Hải sản, tr 189-199.
    10. Trần Lưu Khanh, Nguyễn Đức Cự, Trương Văn Bổn (2009), “Sức chịu tải môi
    trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè ven biển”, Bản tin Viện Nghiên cứu Hải Sản
    (số 13), tr 5-6.
    11. Trần Lưu Khanh (2000), “Ảnh hưởng của nuôi tôm sú và nuôi cá lồng bè tập
    trung tới một số đặc trưng môi trường cơ bản vùng ven biển Hải Phòng –
    Quảng Ninh” Viện Nghiên cứu Hải Sản, trong Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc bảo
    vệ môi trường và nguồn lợi hải sản, tr 66 – 76.
    12. Trần Lưu Khanh, Trần Quang Thư (2003), “Hiện trạng chất lượng nước vùng
    biển ven bờ phía tây Vịnh Bắc Bộ”, Viện Nghiên cứu Hải sản, trong Kỷ yếu
    Hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản, tr 569 – 578.
    13. Nguyễn Văn Lung (2009), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng cá tạp
    (cá non, cá chưa trưởng thành, cá kém chất lượng, cá con có giá trị kinh tế
    thấp) của một số nghề khai thác chủ yếu (kéo, đáy, te, vây, vó, mành, chụp
    mực), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hà Nội.
    14. Lê Anh Tuấn (2008), Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất
    thức ăn viên cho cá mú chấm đen (E. malabaricus), Luận án Tiến sĩ chuyên
    ngành Nuôi thủy sản nước mặn, lợ, Trường ĐH Nha Trang.
    15. Lê Anh Tuấn (2004a), “Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các
    trở ngại về mặt kỹ thuật”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc
    biệt kỷ niệm 45 năm thành lập Trường, Trường Đại học Thủy sản, tr 174 –
    179.
    16. Lê Anh Tuấn (2004b), “Các nguồn dinh dưỡng và vấn đề môi trường liên
    quan đến hoạt động nuôi tôm hùm lồng ở Xuân Tự, Vạn Ninh, Khánh Hòa”.
    Trong tuyển tập Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu ứng dụng khoa học và công
    nghệ trong nuôi trồng thủy sản 22-23/12/2004 tại Vũng Tàu, tr 643-653.
    17. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia (2003), Kỹ thuật nuôi trồng
    một số đối tượng thủy sản ở biển, NXB NN.
    18. Trường Cao đẳng Thủy sản (2009), Báo cáo đề tài khoa học Thực trạng và giải
    pháp nuôi thủy sản lồng bè vùng biển huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, Bắc Ninh.
    19. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia (2008), Kỹ thuật sản xuất
    giống cá hồng mỹ, NXB NN.
    Tài liệu tiếng anh
    37. Aquaculture magazine (2001), Fish feed and nutrition, Vol.27, No 3, pp 51 –
    54.
    38. Anon. National Aquaculture Association: U.S. Aquaculture and Environmental
    Stewardship. http://www.natlaquaculture.org/EnvirPaper.htm [viewed on
    November 10, 1999].
    39. Anon. 1999. Four die in shrimp 'war'. Fish Farming International. 27(8) p. 42
    40. Briggs, 1960; Hassler và Rainville, 1978; Chen, 1986; Ditty và Shiau, 1992.
    41. Bricelj, V.M. and S.E. Shumway. 1998. Paralytic shellfish toxins in bivalve
    molluscs: Occurrence, transfer kinetics, and biotransformation. Reviews in
    Fisheries Science. 6(4): 315-383.
    42. Craig Emerson Aquaculture Impacts on the Environment (Released December
    1999 )
    43. De Silva S.S. and Anderson, T.A. (1995), Fish nutrition in aquaculture.
    Chapman and Hall, 91p.
    44. FAO Fisheries and Aquaculture Department (2007),’ The State of World
    Fisheries And Aquaculture 2006’, Rome, Italia.
    45. Frank. J.S, Garber . N.M, Warren. J. R (1996), Stomach content of Juvenile
    cobia, Rachycentron canadum, from the Northeastern Gulf of Mexico. Fish.
    Bull. 94, pp374-380.
    46. Goldburg, R. and T. Triplett. Murky Waters: Environmental effects of
    Aquaculture in the United States.
    http://www.edf.org/pubs/Reports/Aquaculture/ [viewed on November 10,
    1999].
    47. Julio A. Serrano, Gholam R. Nematipour and Delbert M. Gatlin III (1992),
    “Dietary protein requirement of the red drum (Sciaenops ocellatus) and relative
    use of dietary carbohydrate and lipid”, Aquaculture Volume 101, Issues 3-4,
    Pages 283-291.
    48. Luo, Z., Y.J. Liu, K.S. Mai, L.X. Tian, D.H. Liu, X.Y. Tan. (2004), Optimal
    dietary protein requirement of grouper Epinephelus coioides juveniles fed
    isoenergetic diets in floating net cages”, Aquaculture Nutrition, Volume 10,
    Issue 4, pages 247–252.
    49. Ruey-Liang Chou, Mao-Sen Su and Houng-Yung Chen. (2001), Optimal
    dietary protein and lipid levels for juvenile cobia (Rachycentron canadum)”,
    Aquaculture Volume 193, Issues 1-2, Pages 81-89.
    50. Tacon, A.G.J. Aquafeeds and feeding strategies.
    http://www.fao.org/fi/publ/circular /c886.1/feed4.asp [viewed on October 3,
    1999].
    51. Wu, R. S. S., 1995. The environmental impact of marine fish culture: Towards
    a sustainable future. Marine Pollution Bulletin, Volume 31, Issues 4-12, April-December 1995, Pages 159-166.
    52. Williams, K.C. (2000), Aquaculture Feed Consultancy for Cage Mariculture in
    Khanh Hoa Province, Viet Nam, Miscellaneous publication, CSIRO Marine
    Research, Brisbane, Australia, 23pp.
    53. Yang, C.Z. and L.J. Albright. 1994. Anti-phytoplankton therapy of finfish: The
    mucolytic agent L-cysteine ethyl ester protects coho salmon Oncorhynchus
    kisutch against the harmful phytoplankter Chaetoceros concavicornis. Diseases
    of Aquatic Organisms. 20(3): 197-202.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...