Luận Văn Kỹ thuật nhận dạng vật thể dựa trên thuật toán kth-law ECP-SCF

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    MỞ ĐẦU

    1.1. Bài toán nhận dạng vật thể và mục đích của luận văn

    Cho đến nay việc sử dụng các cảm biến hình ảnh như camera, Webcam, đã trở nên hết sức phổ biến trong đời thường cũng như trong lĩnh vực xử lý ảnh. Việc sử dụng chương trình MATLAB như một công cụ hữu ích trong xử lý hình ảnh cũng không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy vậy, nhận dạng vật thể vẫn là một lĩnh vực hết sức hấp dẫn và còn nhiều điều cần khám phá.
    Dù cho các công nghệ về nhận dạng và phân loại ảnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, lĩnh vực này vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn về kỹ thuật cần giải quyết. Các vấn đề này thường bao gồm: sự ‘méo’ của vật thể do môi trường có nhiễu, góc quay từ cảm biến hình ảnh tới vật thể. Đôi khi sự thay đổi của vật thể cần nhận dạng không được biểu diễn một cách chính xác do các giải thuật được ứng dụng với tập dữ liệu hạn chế. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tế làm cho vật cần nhận dạng bị ‘méo’ trong quá trình xử lý hình ảnh. Trong các điều kiện thực tế khó khăn này, một hệ thống nhận dạng đáng tin cậy cần phải thực thi được chức năng nhận dạng và phân loại theo thời gian thực với tỉ lệ chuẩn xác cao. Do đó, việc cái tiến và phát triển các hệ thống xử lý ảnh cũng như các giải thuật là điều hết sức cần thiết đối với nhận dạng và phân loại vật thể cần sự chính xác và tốc độ cao.

    Đã có nhiều kỹ thuật được phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực nhận dạng và phân loại vật thể: nhận dạng đường biên, nhận dạng qua mầu sắc vật thể, các thuật toán lọc nhiễu, tuy nhiên phần lớn các kỹ thuật này gặp khó khăn do vật thể bị thay đổi về hình dạng dưới các góc quay khác nhau của cảm biến hình ảnh. Luận văn này trình bày một kỹ thuật hiệu quả để giải quyết vấn đề đó. Đó là kỹ thuật nhận dạng vật thể dựa trên thuật toán kth-law ECP-SCF. Đồng thời, trong khuôn khổ luận văn này tôi cũng giới thiệu chương trình nhận dạng vật thể theo thời gian thực dùng thuật toán này được viết trên MATLAB.

    1.2. Tổ chức luận văn

    Luận văn được trình bày thành chương.

    Chương 1, tác giả trình bày tóm tắt về vấn đề cần giải quyết cũng như tổ chức của luận văn.

    Chương 2 Tổng quan về xử lý ảnh – Nhận dạng vật thể, tác giả trình bày về các khái niệm thường gặp và các giai đoạn trong xử lý ảnh nói chung và nhận dạng vật thể nói riêng.

    Chương 3 Nhận dạng vật bằng xử lý ảnh, tác giả giới thiệu về các phương pháp chung nhất trong nhận dạng vật thể qua việc sử dụng các hàm: tương quan tuyến tính và tương quan phi tuyến. Đồng thời trình bày về lý thuyết của biến đổi Fourier rời rạc(DFT), biến đổi Fourier nhan (FFT) cũng như thuật toán của bộ lọc tổng hợp ECP-SDF bậc k.

    Chương 4 Xử lý ảnh với Matlab, tác giả giới thiệu về chương trình matlab và ứng dụng Matlab trong xử lý ảnh. Đồng thời tác giả đã giới thiệu về các hộp công cụ xử lý ảnh (image processing toolbox) và thu nhận ảnh (image acquisition toolbox) cùng các lệnh thường dùng.

    Chương 5 Thực nghiệm và kết quả, tác giả trình bày về các bộ lọc đơn, bộ lọc tổng hợp ECP-SDF bậc k và thí nghiệm áp dụng các bộ lọc trong nhận dạng vật. Đồng thời, trong chương này tác giả cũng đưa ra các ý kiến đánh giá về các khó khăn, giải pháp khắc phục và các ứng dụng có thể dùng tới bộ lọc tổng hợp ECP-SDF bậc k.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...