Luận Văn Kỹ thuật lưu lượng IP/GMPLS trên WDM

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kỹ thuật lưu lượng IP/GMPLS trên WDM
    1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

    Trong những năm đầu thế kỷ 21, nhu cầu sử dụng Internet trên thế giới được ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Với sự tăng trưởng cao này và nhiều yêu cầu về dịch vụ tăng như là video, truyền data và thoại, một mạng lưới có thể cung cấp truyền dẫn tốt và nhanh hơn cùng với độ tin cậy được yêu cầu cao hơn.

    Với giao thức IP, nghẽn có thể xảy ra khi định tuyến đường đi ngắn nhất cho trong khi truyền dữ liệu. Với nhiều người dùng được cấp phát đường đi ngắn nhất tại cùng một thời điểm, xác xuất nghẽn xảy ra càng cao, vì thế nhiều cuộc gọi và gói dữ liệu bị rớt mạch trong quá tŕnh truyền. Nghẽn xảy ra do cấp phát nguồn tài nguyên không hiệu quả và điều này có thể được giải quyết bằng kỹ thuật lưu lượng (TE). Cho nên cần có một giao thức có thể cải tiến chất lượng dịch vụ (QoS) của mạng. Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS), một giao thức lai ghép giữa định tuyến IP và chuyển mạch ATM để giải quyết yêu cầu này. Với việc định tuyến tường minh, MPLS cho phép lưu lượng chuyển tải từ một đường đi bị nghẽn và định tuyến đến một đường đi còn rỗi để giảm nghẽn cho đường đi ngắn nhất.

    Tuy nhiên, khi mạng lưới ngày càng lớn, vì thế làm cho mạng lưới ngày càng phức tạp và nhiều phân cấp hơn. Với sự phát triển của công nghệ quang, tốc độ truyền tăng lên đáng kể. Điều này cũng khuyến khích con người thực hiện quan điểm của MPLS không chỉ cho chuyển mạch gói, mà còn cho chuyển mạch ghép kênh phân chia thời gian (TDM), bước sóng và chuyển mạch sợi quang (vật lý). Bởi vì MPLS thiếu khả năng cung cấp điều khiển và kỹ thuật lưu lượng chung, vì thế một giao thức chung hơn được đề xuất được
    gọi là Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát (GMPLS).

    2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài
    2.1 Mục tiêu của đề tài:

    Phân tích và đánh giá các thông số về QoS và hiệu quả sử dụng tài nguyên bước sóng khi sử dụng Kỹ thuật lưu lượng của GMPLS trong quá trình chuyển tải lưu lượng IP giữa hai mạng chuyển mạch gói (PSC) và mạng lõi chuyển mạch bước sóng quang (LSC) với sự hỗ trợ của công cụ mô phỏng. Ở đây điều kiện ràng buộc được áp dụng là băng thông hoặc nhu cầu lưu lượng bước sóng của người dùng. Ngoài ra, mô hình mạng đề xuất mô phỏng sẽ giới hạn chỉ trong một hệ thống tự quản (AS).

    2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài tập trung nghiên cứu Kỹ thuật lưu lượng IP/GMPLS trên mạng quang WDM, cách thức thiết lập LSP cuối-cuối đi qua các lớp mạng khác nhau và các phương pháp tạo ra một Cấu trúc mạng ảo (VNT).

    Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Kỹ thuật lưu lượng GMPLS trên mô hình mạng chồng lấn và khảo sát việc truyền dữ liệu giữa hai lớp mạng chuyển mạch gói và chuyển mạch lambda.

    2.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài:

    Từ kết quả mô phỏng, chúng ta có thể đánh giá tính khả thi của kỹ thuật lưu lượng GMPLS, đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực phát triển ứng dụng vào hệ thống mạng thực tế.

    3. Nội dung của đề tài

    Đề tài bao gồm 5 phần:

    Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài.
    Chương 1: Tổng quan GMPLS.
    Chương 2: Trình bày kỹ thuật lưu lượng trong mạng GMPLS
    Chương 3: Mô phỏng và phân tích đánh giá kết quả.
    Chương 4: Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo.
     
Đang tải...