Luận Văn Kỹ thuật gen và ứng dụng trong phòng chống bệnh do nhiễm virus H5N1

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm và thuỷ cầm, đặc biệt là ở gà. Dịch bệnh này do các phân typ khác nhau thuộc nhóm virus cúm typ A, họ Orthomyxoviridae gây nên (Dybing et al., 2000; Hatta et al., 2001). Khi dịch bệnh xuất hiện thì rất dễ bùng phát thành đại dịch nguy hiểm.

    Hàng năm trên thế giới có khoảng 10.000- 20.000 người tử vong vì bệnh cúm, đặc biệt là vụ dịch năm 1918-1919 có khoảng 21 triệu người chết (Couch, Kasel, 1995). Nhiều công trình đã chứng minh rằng virus cúm typ A là nguyên nhân gây ra những vụ đại dịch nguy hiểm và điều này được giải thích bằng khả năng thay đổi kháng nguyên HA- hemagglutinin (H1 đến H15) và kháng nguyên NA- neuramindaza (N1 đến N9), sự tổ hợp của những biến thể gen mã hoá cho kháng nguyên HA và kháng nguyên NA tạo nên những phân typ mới (subtype). Trong các phân typ thuộc cúm typ A cho đến nay thì phân typ H5N1 có độc lực cao nhất gây chết gia cầm hàng loạt. Trong những tháng cuối năm 2003 và đầu năm 2004, ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương đã phải đối mặt với vụ dịch cúm gia cầm nguy hiểm với qui mô rộng lớn chưa từng có trong lịch sử. Ở nước ta dịch cúm gia cầm hoành hành đã gây những thiệt hại nghiêm trọng: về kinh tế, riêng vụ dịch từ cuối năm 2003 dến tháng 3/2004, cả nước ta đã phải tiêu hủy 43,8. Cúm còn lây sang người với những dấu hiệu trầm trọng và đã gây ra nhiều ca tử vong. Theo WHO, tính đến tháng 5 năm 2004 ở Việt Nam đã có 23 trường hợp tử vong do nhiễm virus cúm H5N1. Và đặc biệt là sau những cái chết gần đây tại Thái Lan, đã có dấu hiệu cho thấy virut cúm gia cầm có thể lây từ người sang người. Nếu điều này được khẳng định chính xác thì dịch cúm gia cầm thực sự đang diễn biến đến mức trầm trọng. Cuộc chiến chống lại dịch bệnh chết người này vì thế cần được đẩy mạnh hơn nữa. Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này đòi hỏi phải có các biện pháp tổng hợp như giám sát dịch tễ học, chẩn đoán nhanh, cách ly tiêu diệt mầm bệnh và tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.

    Kỹ thuật gen được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống: trong y dược học, trong nông – lâm – ngư nghiệp, Với những kiến thức đã được học môn Kỹ thuật gen do PGS.TS. Khuất Hữu Thanh giảng dạy em tìm hiểu đề tài: “Kỹ thuật gen và ứng dụng trong phòng chống bệnh do nhiễm virus H5N1”.




    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 3

    NỘI DUNG 5

    I. Tổng quan về bệnh cúm A/H5N1 5

    I.1. Khái quát bệnh cúm gia cầm 5

    I.2. Dịch bệnh cúm A/H5N1 5

    I.3. Dịch tễ học 8

    I.4. Những hiểu biết cơ bản về virus cúm A/H5N1 11

    I.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm typ A và phòng chống bệnh 16

    II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26

    II.1. Đối tượng nghiên cứu 26

    II.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 26

    KẾT LUẬN 33

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...