Tài liệu Kỹ thuật điện

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương1: MẠCH ĐIỆN

    1.1. Kết cấu hình học của mạch điện.

    1.1.1. Phụ tải

    Phụ tải (tải) là các thiết bị điện tiêu thụ điện năng để biến đổi thành các dạng năng lượng khác như cơ năng (động cơ điện), nhiệt năng (bàn là điện, bếp điện), quang năng (đèn điện)

    1.1.2. Mạch điện

    Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện (nguồn, tải, dây dẫn) nối với nhau trong đó dòng điện

    có thể chạy qua (hình 1.6)

    Mạch điện phức tạp có nhiều nhánh, nhiều mạch vòng và nhiều nút.

    1.Nhánh. Nhánh là bộ phận của mạch điện gồm có các phần tử nối tiếp nhau trong đó có

    cùng dòng điện chạy qua.

    2.Nút. Nút là chỗ gặp nhau của các nhánh (từ 3 nhánh trở lên)

    3.Mạch vòng. Mạch vòng là lối đi khép kín qua các nhánh.

    Máy phát (MF) cung cấp điện cho đèn (Đ) và động cơ điện (ĐC) gồm có 3 nhánh (1,2,3), 2

    nút (A,B) và 3 mạch vòng (a,b,c).

    1.2. Các đại lượng đặc trưng quá trình năng lượng trong mạch điện.

    1.2. 1. Dòng điện

    Dòng điện i có trị số bằng tốc độ biến thiên của điện lượng Q qua tiết diện ngang của vật dẫn.

    i = dQ (1-1)

    dt

    đơn vị là ampe, A

    Người ta quy ước chiều của dòng điện chạy trong vật dẫn ngược với chiều chuyển động của điện tử

     A B

    I U AB

    1.2. 2. Điện áp

    Tại mỗi điểm trong mạch điện có một điện thế . Hiệu điện thế giữa 2 điểm gọi là điện áp U, đơn vị là von, V.

    Điện áp giữa 2 điểm A và B (hình 1.8) là: UAB = A - B (1-2)

    Chiều điện áp quy ước là chiều từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.

    Điện áp giữa 2 cực của nguồn điện khi hở mạch ngoài (dòng điện I = 0) được gọi là sức điện động E.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...