Luận Văn Kỹ thuật của công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA (chế độ FDD) trong hệ thống UMTS

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 23/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX, thông tin di động được coi như là

    một thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực thông tin viễn thông với đặc điểm các thiết bị

    đầu cuối có thể truy cập dịch vụ ngay khi đang di động trong phạm vi vùng phủ

    sóng. Thành công của con người trong lĩnh vực thông tin di động không chỉ dừng lại

    trong việc mở rộng vùng phủ sóng phục vụ thuê bao ở khắp nơi trên toàn thế giới,

    các nhà cung dịch vụ, các tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ di động đang nỗ

    lực hướng tới một hệ thống thông tin di động hoàn hảo, các dịch vụ đa dạng, chất

    lượng dịch vụ cao. 3G - Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 là cái đích trước mắt

    mà thế giới đang hướng tới.

    Từ thập niên 1990, Liên minh viễn thông quốc tế đã bắt tay vào việc phát

    triển một nền tảng chung cho các hệ thống viễn thông di động. Kết quả là một sản

    ph m đẩược gọi là Thông tin di động toàn cầu 2000 (IMT-2000). IMT-2000 không chỉ

    là một bộ dịch vụ, nó đáp ứng ước mơ liên lạc từ bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc

    nào. Để được như vậy, IMT-2000 tạo điều kiện tích hợp các mạng mặt đất và/hoặc

    vệ tinh. Hơn thế nữa, IMT-2000 cũng đề cập đến Internet không dây, hội tụ các

    mạng cố định và di động, quản lý di động (chuyển vùng), các tính năng đa phương

    tiện di động, hoạt động xuyên mạng và liên mạng

    Các hệ thống thông tin di động thế hệ 2 được xây dựng theo tiêu chu n GSM,

    IS-95, PDC, IS-38 phát triển rất nhanh vào những năm 1990. Trong hơn một tỷ thuê

    bao điện thoại di động trên thế giới, khoảng 863,6 triệu thuê bao sử dụng công nghệ

    GSM, 120 triệu dùng CDMA và 290 triệu còn lại dùng FDMA hoặc TDMA. Khi

    chúng ta tiến tới 3G, các hệ thống GSM và CDMA sẽ tiếp tục phát triển trong khi

    TDMA và FDMA sẽ chìm dần vào quên lãng. Con đường GSM sẽ tới là CDMA băng

    thông rộng (WCDMA) trong khi CDMA sẽ là cdma2000.

    Tại Việt Nam, thị trường di động trong những năm gần đây cũng đang phát

    triển với tốc độ tương đối nhanh. Cùng với hai nhà cung cấp dịch vụ di động lớn

    nhất là Vinaphone và Mobifone, Công Ty viễn thông Quân đội (Vietel), S-fone và

    mới nhất là Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội và viễn thông Điện Lực tham gia
    vào thị trường di động chắc hẳn sẽ tạo ra một sự cạnh tranh lớn giữa các nhà cung

    cấp dịch vụ, đem lại một sự lựa chọn phong phú cho người sử dụng. Vì vậy, các nhà

    cung cấp dịch vụ di động Việt Nam không chỉ sử dụng các biện pháp cạnh tranh về

    giá cả mà còn phải nỗ lực tăng cường số lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch

    vụ để chiếm lĩnh thị phần trong nước . Điều đó có nghĩa rằng hướng tới 3G không

    phải là một tương lai xa ở Việt Nam. Trong số các nhà cung cấp dịch vụ di động ở

    Việt Nam, ngoài hai nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất là Vinaphone và

    Mobifone, còn có Vietel đang áp dụng công nghệ GSM và cung cấp dịch vụ di động

    cho phần lớn thuê bao di động ở Việt Nam. Vì vậy khi tiến lên 3G, chắc chắn hướng

    áp dụng công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA để xây dựng hệ thống thông tin di

    động thế hệ 3 phải được xem xét nghiên cứu.

    Bai giang này không nghiên cứu cụ thể lộ trình phát triển từ mạng thông tin di

    động thế hệ 2 GSM tiến lên UMTS như thế nào, mà nghiên cứu những khía cạnh kỹ

    thuật của công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA (chế độ FDD) trong hệ thống

    UMTS. Bai giang gồm có 4 chương:

    Chương 1. Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu:

    Chương này trình bày xu hướng phát triển lên 3G cầu, các tổ chức chuyển hoá và

    quá trình chuyển hóa các hẩệ thống thông tin di động toàn cầu.

    Chương 2. Nghiên cứu tổng quan công nghệ truy nhập WCDMA trong hệ

    thống UMTS: Chương này nghiên cứu từ những vấn đề lý thuyết liên quan đến

    công nghệ WCDMA đến những đặc trưng của công nghệ WCDMA, của hệ

    thống UMTS.

    Chương 3. Điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao trong quản lý

    tài nguyên vô tuyến WCDMA: Chương này đề cập các thuật toán quản lý tài

    nguyên vô tuyến trong hệ thống WCDMA, trong đó trình bày cụ thể về điều

    khiển công suất và điều khiển chuyển giao, 2 thuật toán quan trọng và đặc trưng

    nhất trong hệ thống WCDMA.

    Chương 4. Quy hoạch mạng vô tuyến: Chương này trình bày về một bài toán

    quan trọng khi thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ 3 sử dụng

    công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA với những đặc trưng riêng.


    Đồ án dài 87 trang, chia làm 4 chương
     

    Các file đính kèm:

    • a8.rar
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...