Tiểu Luận Kỹ thuật Corba và các hệ thống phân tán hướng đối tượng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 5/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 2
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    TÌM HIỂU VỀ CORBA 4
    1. Tổng quan về CORBA 4
    1.1. Mô hình đối tượng (Object Model). 4
    1.2. Kho giao diện và kho cài đặt (Interface and Implementation Repository). 7
    1.3. Các dịch vụ của Corba (Corba Services). 8
    2. Giao tiếp (Communication). 11
    2.1. Các mô hình yêu cầu đối tượng (Object Invocation Models). 11
    2.2. Dịch vụ sự kiện và dịch vụ khai báo (Event and Notification Services). 12
    2.3. Thông báo (Messaging). 14
    2.4. Khả năng tương kết (Interoperability). 17
    3. Các tiến trình (Processes). 19
    3.1. Client 19
    3.2. Bộ điều hợp đối tượng di động (Portable Object Adapter). 21
    3.3. Agents. 24
    4. Định danh (Naming). 25
    4.1. Tham chiếu đối tượng. 25
    4.2. Dịch vụ Định danh của Corba. 29
    5. Đồng bộ hóa (Synchronization). 30
    6. Lưu cache và sự nhân bản (Caching and Replication). 30
    7. Khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance). 32
    7.1. Các nhóm đối tượng (Object Groups). 32
    7.2. Kiến trúc ví dụ. 34
    8. Bảo mật (Security). 35
    KẾT LUẬN 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40




    1. MỞ ĐẦU
    1.1. Giới thiệu về tiểu luận:
    Chúng ta bắt đầu việc nghiên cứu về các hệ phân tán hướng đối tượng bằng cách xem qua hệ Common Object Request Broker Architecture, gọi tắt là CORBA. Đúng như tên gọi của nó, CORBA không phải là một hệ phân tán đặc trưng mà nó có vẻ là một hệ đặc tả. Những đặc tả này được đưa ra bởi nhóm OMG (Object Management Group. Một mục đích quan trọng của OMG trong việc đánh giá cao CORBA là định nghĩa một hệ phân tán có thể vượt qua nhiều vấn đề về tính tương kết (interoperability) với việc tích hợp các ứng dụng mạng. Các đặc tả CORBA đầu tiên xuất hiện đầu thập niên 1990.
    Giống như nhiều hệ thống khác, đều là kết quả hợp tác của nhiều ủy ban, Corba có rất nhiều tính năng và phương tiện. Các đặc tả lõi gồm khoảng hơn 700 trang, hơn 1200 trang khác được dùng để đặc tả các dịch vụ khác được xây dựng dựa trên lõi đó. Và một cách tự nhiên, mỗi cài đặt của Corba đều có phần mở rộng của nó bởi vì luôn luôn có một cái gì đó mà nhà cung cấp cảm thấy không thể thiếu nhưng lại không bao gồm trong đặc tả đó. Corba một lần nữa lại minh chứng rằng tạo ra một hệ phân tán như là giải một bài tập đơn giản nhưng đôi khi lại có pha một chút khó khăn.
    Trong các trang tiếp theo đây, chúng ta sẽ không nói đến tất cả vấn đề liên quan đến Corba, thay vào đó chúng ta sẽ tập trung vào phần chủ yếu đề cập đến tính chất phân tán của nó và đối chiếu với các hệ phân tán hướng đối tượng khác. Các đặc tả của Corba có thể tìm thấy trong (OMG, 2001b), công bố tại trang web http://www.omg.org. Một tổng quan chi tiết hơn về Corba được mô tả trong (Vinoski, 1997), ngoài ra Pope (1998) cung cấp một mô tả chi tiết hơn về các dẫn xuất từ các đặc tả gốc. Thông tin về việc xây dựng các ứng dụng bằng C++ sử dụng CORBA có thể tìm thấy trong (Baker, 1997) và trong (Henning và Vinoski, 1999).
    1.2. Lý do và mục đích nghiên cứu
    - Tìm hiểu về một ví dụ của hệ phân tán hướng đối tượng
    - Tìm hiểu chi tiết về Corba
    - Từ đó hiểu thêm về các hệ thống phân tán hướng đối tượng nói chung.
    1.3. Ý nghĩa của tiểu luận
    Tiểu luận nhằm nâng cao sự hiểu biết của các thành viên trong nhóm nói riêng và các thành viên trong lớp nói chung về kỹ thuật Corba nói riêng và các hệ thống phân tán hướng đối tượng nói chung.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến Corba.
    - Tổng hợp và tìm hiểu chi tiết kỹ càng các vấn đề liên quan đến kỹ thuật Corba.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...