Tiến Sĩ Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt đồng bằng sông cửu long và các giải pháp phòng trị chúng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu . 10
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
    1.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới 12
    1.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam 16
    1.3. Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng và biện pháp phòng trị bệnh ở cá 17

    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23
    2. 1. Thời gian, địa điểm và đối tàợng nghiên cứu . 23
    2. 2. Phương pháp nghiên cứu 27
    2. 2.1. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng cá 27
    2. 2.2. Phương pháp thí nghiệm phòng trị bệnh KST cho cá 37
    2. 3. Tài liệu dùng cho viết luận án 40

    CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÌNH HÌNH NHIỄM KST
    CỦA CÁ NƯỚC NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    . 41
    3.1. Danh sách loài KST và tỷ lệ nhiễm ở cá nước ngọt ĐBSCL 41
    3.2. Phân loại KST của cá nước ngọt ĐBSCL 58
    1. Ngành trùng roi- Mastigophora 58
    2. Ngành trùng bào tử sợi- Cnidosporidia 59
    3. Ngành trùng lông- Ciliophora 66
    4. Ngành giun dẹp- Plathelminthes 75
    5. Ngành giun tròn- Nemathelminthes .147
    6. Ngành giun đầu gai- Acanthocephales 159
    7. Ngành giun đốt- Annelida 163
    8. Ngành chân khớp- Arthropoda 164

    CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ KST CÁ NƯỚC NGỌT ĐBSCL.169
    4.1. Mức độ nhiễm KST giữa các mùa khác nhau ở cá nước ngọt ĐBSCL. 169
    4.2. Mức độ nhiễm KST của cá nước ngọt ĐBSCL phụ thuộc theo giai đoạn
    phát triển của cá (lứa tuổi) . 171
    4.3. Đặc điểm KST của cá nước ngọt ĐBSCL phụ thuộc vào thức ăn và tập
    tính sinh học của vật chủ 174
    4.4. KST của cá nhập nội 179
    4.5. Thành phần loài KST của cá nước ngọt ở ĐBSCL có nhiều điểm tương
    đồng với KST cá ở các nước trong khu vực . 183

    CHƯƠNG 5: KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH NGUY HIỂM CHO CÁ NUÔI VÀ KẾT
    QUẢ THÍ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
    187
    5.1. Những KST thường gây bệnh nguy hiểm cho cá nuôi ở ĐBSCL . 187
    5.2. Kết quả thí nghiệm biện pháp phòng trị bệnh một số bệnh KST . 192
    5.2.1. Cải tạo và vệ sinh môi trường nuôi cá .192
    5.2.2. Dùng thuốc và hoá chất tiêu diệt ký sinh trùng 194
    5.2.3. Quản lý và chăm sóc .202
    Kết luận và đề xuất . 204
    Danh mục công trình của tác giả . 207
    Tài liệu tham khảo 209
    Phụ lục . 224

    LỜI NÓI ĐẦU
    Sản lượng thuỷ sản bao gồm cả khai thác và nuôi trồng của thế giới năm 1975 đạt 87,9 triệu tấn, năm 1995 đạt 112 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng liên tục tăng từ 9 triệu tấn (10% tổng sản lượng) năm 1975 lên 27,8 triệu tấn năm 1995 (chiếm 25%).
    Châu Á là khu vực nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu, năm 1995 sản xuất 90,1% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thế giới. Thập kỷ qua sản lượng tăng 243,8%. Mức tiêu thụ cá bình quân/ người ở các nước châu á đang phát triển trong ba thập kỷ qua đã tăng gấp đôi, từ 5kg đến 10kg/người, chủ yếu nhờ vào nuôi trồng thuỷ sản. Trong nuôi trồng thuỷ sản, năm 1995 cá nước ngọt chiếm 46%.
    Việt Nam sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xếp hàng thứ 10 ở Châu Á. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong 10 năm qua của nước ta đã tăng 172,1% (năm 1989 đạt 312.530 tấn, năm 1998 đạt 537.870 tấn), trong đó sản lượng nuôi nước ngọt chiếm 86,9% năm 1995.
    Khi nghề nuôi cá phát triển thì hàng loạt vấn đề kỹ thuật phải được nghiên cứu như: giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh. Trong các thuỷ vực nước ngọt cá thường gặp các bệnh trong đó có các bệnh ký sinh trùng (KST) làm chậm tăng tràởng của cá, ảnh hàởng đến chất lượng sản phẩm cá hoặc gây tử vong làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá. Nghiên cứu KST không chỉ có ý nghĩa thực tiễn mà còn có ý nghĩa về mặt lý luận. Nghiên cứu một cách hệ thống sẽ cho phép chúng ta biết được tình hình nhiễm KST, quy luật phát triển và gây bệnh của chúng ở cá nuôi, từ đó nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh cho cá có cơ sở khoa học và hiệu quả.
    ở Việt Nam một số tác giả nghiên cứu ký sinh trùng có hệ thống trên một số loài cá nước ngọt ở miền Bắc nhà: Hà Ký năm 1968 [118], [119], [120], [121], [122], [123], Nguyễn Thị Muội (1976) [7], F. Moravec và O. Sey (1988- 1989) [66],[67], .[70], O.Sey và F. Moravec (1986) [83], O.Sey (1988) [84].

    Ở miền Nam trong các nguồn tài liệu về ký sinh trùng có thể gặp một số tác giả như Lê Văn Hoà, Phạm Ngọc Khuê (1967) [100], Lê Văn Hoà và Bùi Thị Liên Hương (1969) [101]; Nguyễn Thị Muội (1985) [8]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn quá ít ỏi và chàa có hệ thống. Để bổ sung và hoàn thiện khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, thì việc nghiên cứu ký sinh trùng bệnh cá khu vực phía Nam là rất cần thiết và bức xúc.
    Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thuỷ sản, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu sinh của trường Đại học khoa học tự nhiên và các thầy hướng dẫn, chúng tôi thực hiện luận án:
    Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng”.
    Luận án nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
    1- Xác định thành phần loài ký sinh trùng ở cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long.
    2- Nghiên cứu một số đặc điểm của ký sinh trùng ở cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long.
    3- Thí nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng thường gặp gây nguy hiểm cho cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...