Thạc Sĩ Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn t

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Trong cuộc sống, con người phải không ngừng tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Nhân
    cách của con người được hình thành thông qua sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội trong quá trình
    gia nhập vào các mối quan hệ xã hội. Sự thành công của cá nhân trong các mối quan hệ khác
    nhau sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành, phát triển nhân cách và ngược lại. Để thành công
    trong các mối quan hệ đó, cá nhân phải biết đánh giá một cách khách quan, trung thực, chính
    xác về bản thân mình. Có nhận thức, đánh giá đúng về bản thân thì cá nhân mới có thể định
    hướng, điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
    Để TĐG đúng, cá nhân cần phải có KN TĐG.
    Trong thời gian gần đây, giáo dục KN sống trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của
    không chỉ những người làm trong ngành giáo dục mà của toàn xã hội, nhất là khi tình trạng bạo
    lực học đường có chiều hướng gia tăng. KN TĐG là một trong những KN trong hệ thống các
    KN sống cơ bản của con người. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc giáo dục KN sống cho
    học sinh nhưng đa số ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết phải tăng cường hoạt động này trong
    nhà trường. Giáo dục KN sống sẽ giúp cho học sinh thiết lập và duy trì được mối quan hệ hài
    hòa, tốt đẹp với bạn bè, với người khác, với xã hội và phát huy được nội lực, vượt qua những
    khó khăn trong cuộc sống, trong học tập.
    Trong quá trình phát triển tâm lý cá nhân, đến tuổi TN, sự phát triển của tự ý thức, TĐG là
    một trong những nét nổi bật của nhân cách. TN thường tự phân tích nhân cách của mình và coi
    sự phân tích nhân cách đó như là một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổ chức những mối
    quan hệ đối với bạn bè, với người lớn. Nhìn chung, TN thường TĐG mình cao hơn so với thực
    tế [26, tr.110]. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có sự khác nhau về sự TĐG và KN TĐG giữa
    những TN có hoàn cảnh sống bình thường với những TN có hoàn cảnh đặc biệt - bị bỏ rơi, mồ
    côi, lang thang ?
    Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có mười ba trung tâm bảo trợ xã hội,
    trong đó có 06 trung tâm thực hiện chức năng nuôi dưỡng, bảo trợ thanh thiếu niên (03 trung
    tâm chuyên nuôi dưỡng thanh thiếu niên khuyết tật; 03 trung tâm còn lại nuôi dưỡng, bảo trợ
    thanh thiếu niên phát triển bình thường về thể chất). Đối tượng được đưa vào các trung tâm này
    là những thanh thiếu niên khuyết tật, bị bỏ rơi, mồ côi, không liên lạc được với gia đình hay gia
    đình quá nghèo không có khả năng nuôi dưỡng phải đi lang thang kiếm sống Với hoàn cảnh
    xuất thân đặc biệt như vậy, các em đánh giá về bản thân mình như thế nào – tích cực hay tiêu cực, khách quan hay chủ quan bởi TĐG là khâu quan trọng để các em chọn lựa cho mình một
    tương lai: hòa nhập, học tập, học nghề, về gia đình hay tiếp tục lang thang và thậm chí là trở
    thành kẻ tội phạm. Quan trọng hơn, KN TĐG của các em ở mức độ nào? Chỉ khi nào xác định
    được thực trạng KN TĐG của các em mới có thể đề ra những biện pháp tác động nhằm nâng
    cao nó. Qua đó, giúp cho các em xác định đúng đắn, khách quan vai trò, vị trí của mình trong
    các mối quan hệ xã hội khác nhau để không còn mặc cảm, tự ti khi hòa nhập. Tuy nhiên, có rất
    ít công trình nghiên cứu về KN TĐG của những đối tượng này.
    Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “KN TĐG của TN tại các trung tâm
    bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết và có ý nghĩa.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định thực trạng KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành
    phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên. Từ đó, đề xuất
    một số biện pháp nhằm nâng cao KN TĐG của TN để giúp các em tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi
    hòa nhập với cộng đồng.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về KN, KN sống, KN TĐG.

    3.2. Khảo sát thực trạng KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn
    thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến KN này.

    3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ
    xã hội và thử nghiệm các biện pháp tác động nhằm nâng cao KN TĐG của các em.

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu


    KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    4.2. Khách thể nghiên cứu

    Khách thể nghiên cứu chính là những TN phát triển bình thường, không bị khuyết tật tại ba
    trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các cán bộ (thầy, cô) đang trực tiếp quản lý, nuôi dưỡng
    các em TN là khách thể nghiên cứu chính nói trên.

    5. Giả thuyết khoa học

    TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội có KN TĐG ở mức độ trung bình. Có thể nâng cao KN
    TĐG của TN thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục như: giáo dục chuyên đề hướng đến hình thành KN TĐG, lồng ghép các chuyên đề giáo dục xen kẽ trong các buổi sinh hoạt tập
    thể của TN tại trung tâm gắn với những bài tập thực hành cụ thể kết hợp với việc thường xuyên
    kiểm tra, nhắc nhở TN thực hành TĐG.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    6.1. Phạm vi về mặt nội dung


    Đề tài tập trung nghiên cứu KN TĐG như là một KN sống của TN tại các trung tâm bảo
    trợ xã hội trên các phương diện: sự hình thành KN - đã có hay chưa; mức độ KN - thấp, trung
    bình, cao. Trong đề tài này, chúng tôi không xét KN TĐG trong mối liên hệ với nhân cách mà
    chỉ xét dưới góc độ sự hình thành và mức độ của KN.

    6.2. Phạm vi về mặt khách thể

    Trong phạm vi đề tài này, khách thể nghiên cứu chính là 153 TN đang sống tại ba trung
    tâm bảo trợ xã hội trực thuộc thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí
    Minh, bao gồm:
    - Trung tâm giáo dục dạy nghề TN thành phố.
    - Làng TN Thủ Đức.
    - Làng trẻ em SOS thành phố Hồ Chí Minh.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận


    Tiến hành phân tích các đề tài nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài
    nước về TĐG, KN TĐG. Sau đó, hệ thống hóa các lý thuyết nói trên để xây dựng khung lý
    thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
    Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi chủ yếu tập trung vào phân tích, tổng hợp các công trình
    nghiên cứu có liên quan để xác định các khái niệm công cụ; tổng hợp và phân tích nguồn gốc,
    các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG; các thao tác trong KN TĐG của TN.

    7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

    Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng ba bảng hỏi khác
    nhau dành cho các em TN và các thầy, cô trực tiếp quản lý, nuôi dưỡng các em để tìm hiểu về
    TĐG và mức độ KN TĐG của TN.

    7.2.2. Phương pháp quan sát

    Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những biểu hiện về mặt tâm lý thông qua
    hành vi của TN trong các buổi sinh hoạt chuyên đề (được tổ chức lồng ghép với chuyên đề KN TĐG) và trong sinh hoạt hàng ngày của các em tại trung tâm. Qua đó, có thể nhận định rõ hơn
    về thực trạng KN TĐG của TN (xem mẫu quan sát ở phụ lục).

    7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

    Tiến hành phỏng vấn đối với các TN, các thầy, cô – những người trực tiếp nuôi dưỡng,
    quản lý các em và lãnh đạo của các trung tâm để có thể làm rõ thêm thực trạng TĐG của TN.
    Bên cạnh đó, qua thông tin của các lãnh đạo, có thể tìm hiểu thêm về một số trường hợp TN
    từng được nuôi dưỡng tại các trung tâm, đã trưởng thành, tự lập cuộc sống để có cơ sở nhận
    định thêm về ảnh hưởng của TĐG đối với cuộc sống của các em khi “vào đời”.

    7.3. Phương pháp thực nghiệm

    Phương pháp này được thực hiện nhằm để đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp
    thực nghiệm nhằm nâng cao KN TĐG của TN. Chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên hai nhóm:
    nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Tiến hành tác động đối với nhóm thực nghiệm, sau đó
    so sánh mức độ KN TĐG giữa nhóm đối chứng – nhóm thực nghiệm và của nhóm thực nghiệm
    trước - sau thực nghiệm.

    7.4. Phương pháp toán thống kê

    Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 11.5 để xử lý thống kê như: tính tần số,
    tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm T – Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ sở để
    bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

    8. Đóng góp của đề tài

    8.1. Về mặt lý luận


    Đề tài có những đóng góp về mặt lý luận sau đây:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến KN TĐG như: tự ý thức, TĐG, KN
    TĐG.
    - Xây dựng một số khái niệm công cụ để phục vụ cho đề tài như khái niệm TĐG và xác
    định được cấu trúc của KN TĐG.

    8.2. Về mặt thực tiễn

    Phân tích thực trạng KN TĐG của TN tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành
    phố Hồ Chí Minh; đề xuất những biện pháp để nâng cao KN đó.


     
Đang tải...