Tiểu Luận Kỹ năng tranh luận của Luật sư tại phiên tòa hành chính sơ thẩm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU:


    Tại phiên tòa, các kỹ năng của Luật sư được thể hiện rất rõ qua các thủ tục xét xử tại phiên tòa. Trong đó kỹ năng tranh luận của Luật sư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định tội danh cho bị cáo trong vụ án hình sự, cho việc xem xét tính hợp pháp, hợp lý của Quyết định hành chính trong Vụ án hành chính, việc giải quyết tranh chấp trong vụ án dân sự


    Chính vì vậy việc tìm hiểu về kỹ năng tranh luận của Luật sư tại phiên tòa Hành chính sơ thẩm có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Giúp thấy được vai trò của thủ tục này đồng thời định hướng được các công việc thực tế khi Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.


    Trong phạm vi đề tài “Kỹ năng tranh luận của Luật sư tại phiên tòa hành chính sơ thẩm” người viết mới chỉ tham xem xét một cách khái quát nhất trên cơ sở tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đó và các kiến thức đã học nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định.






    Kính mong các thầy, cô và các bạn xem xét và bổ sung để đề tài tiểu luận được hoàn thiện hơn.






    Xin chân thành cảm ơn!









    PHẦN NỘI DUNG:


    I. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA TRANH LUẬN TRONG VỤ ÁN
    HÀNH CHÍNH:


    Tham gia vụ án hành chính, vai trò của Luật sư có những nét đặc thù sau so với các
    vụ án thuộc các lĩnh vực khác như sau:


    1. Những hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước là những hành vi đơn phương mà cơ quan quản lý nhà nước áp đặt đối với người bị quản lý. Quan hệ quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Việc người dân đứng ra kiện trước Toà án những hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước cũng là một quan hệ không bình đẳng.


    2. Tòa án hành chính khác toàn án thường ở chỗ:


    Các Toà án thường, khi xét xử về dân sự thì xác định các quyền dân sự của công dân; khi xét xử về hình sự thì xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Toà án hành chính không làm những việc đó, mà chỉ phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước.


    Người dân đi kiện không dễ dàng chứng minh được tính bất hợp pháp của hành vi hành chính. Sự giúp đỡ của luật sư là cần thiết.


    3. Quyền của người dân đi kiện rất quan trọng về ý nghĩa và phạm vi. Cụ thể, người dân đi kiện cơ quan hoặc nhân viên nhà nước có quyền tự định đoạt rất lớn, bao gồm các quyền:


    - Đòi hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật,
    hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;


    - Sửa đổi yêu cầu.


    - Rút đơn kiện


    - Đòi cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nghĩa vụ theo quy định của
    pháp luật.


    - Đòi được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


     Tham gia thẩm cứu, bằng cách đưa ra những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ,
    giải trình để bảo vệ quyền lợi của mình.


     Yêu cầu Toà án cho biết nội dung giải trình của bên bị kiện.


     Tranh luận viết để đối đáp những luận cứ của bên bị kiện.


     Yêu cầu Toà án xem xét tại chỗ.

     Yêu cầu Toà án áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo
    vệ quyền lợi của mình.


    Tranh luận miệng tại phiên tào với bên bị kiện.


    a. Hơn nữa, người dân đi kiệncó quyền tham gia xét xử bằng cách đưa ra giải pháp hợp pháp cho vụ kiện, tức là đưa ra dự thảo bản án, phán quyết vụ kiện. Giải pháp hợp pháp gồm 2 phần:


     Sửa đổi hoặc huỷ bỏ hành vi hành chính.


     Mức bồi thường thiệt hại.


    3. Tính độc lập của Thẩm phán Toà án hành chính, khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật và không chịu bất cứ một áp lực nào, là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng đối với các vị quan toà nói chung và đặc biệt đối với quan toà xử cơ quan và nhân viên nhà nước. Nếu họ không độc lập xét xử thì quyền lợi chính đáng của người dân không được bảo vệ.


    II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TRONG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH:


    Mục đích chủ yếu của Toà án hành chính là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đồng thời bảo vệ pháp chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.


    Luật sư có trách nhiệm vụ tích cực góp phần vào việc thực hiện mục đích đó trên cơ sở quan điểm đặt lợi ích nhà nước và lợi ích bảo vệ pháp chế lên trên hết, trung thực, chí công, vô tư, tôn trọng sự thật, bảo đảm công lý.


    Do đó, luật sư có những quyền hạn và nghĩa vụ như sau: Mỗi quyền hạn đồng thời là một nghĩa vụ, cũng như mỗi nghĩa vụ đồng thời là một quyền hạn mà luật sư phải thực hiện với tất cả lương tâm và trách nhiệm của một luật sư chân chính:


    - Quyền đại diện cho đương sự trong tố tụng xét xử hành chính.


    - Quyền bình đẳng với cơ quan hoặc nhân viên nhà nước bị kiện trong quá
    trình tố tụng xét xử hành chính.


    - Quyền đòi:


    ã Huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái phápluật.


    ã Chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật.


    ã Cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định
    của pháp luật.


    ã Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân đứng kiện.


    - Quyền tham gia thẩm cứu và tham gia xét xử như đã trình bày ở trên.


    - Quyền được biết các luận cứ và giải trình của bên bị kiện.

    - Quyền tranh luận viết và tranh luận miệng trong quá trình thẩm cứu và xét xử của Toà án hành chính.


    1Vấn đề quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hành chính.


    Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hành chính, đặc biệt là của các bên trong tố tụng hành chính, là một trong những nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng hành chính. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong tố tụng hành chính thực chất là xác định địa vị pháp lý của họ trong tố tụng hành chính, phải xuất phát từ đặc thù của tố tụng hành chính so với các thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng dân sự Có thể nói, đặc thù cơ bản nhất của tố tụng hành chính là tố tụng tiến hành chủ yếu ở Toà án,và kết quả của nó là một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi hành chính của nhân viên cơ quan nhà nước được phán xét có đúng pháp luật hay không. Một đặc điểm nữa của tố tụng hành chính cũng cần phải thấy là, trước khi vụ kiện hành chính được đưa ra Toà án hành chính, nó đã được giải quyết theo thủ tục khiếu nại hành chính nhưng đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại.


    Từ đó, việc xác định phạm vi các quyền và nghĩa vụ của cá bên trong tố tụng hành chính phải được đáp ứng hai yêu cầu sau đây:


    - Bảo đảm để đương sự có điều kiện bảo vệ quyền mà học cho là bị xâm hại.


    - Bảo đảm để tố tụng được tiến hành nhanh chóng, có hiệu lực và hiệu quả.


    1. Về quyền và nghĩa vụ của bên bị kiện:


    Trước hết cần khẳng định một số diểm có tính nguyên tắc là côn dân, tổ chức bị thiệt hại do quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của nhân viên nhà nưúơc gây ra có quyền phát đơn kiện trước Toà án hành chính. Có khẳng định đây là một quyền chính yếu của bên bị hại (bên kiện) thì mới quy định được nghĩa vụ thụ lý đơn kiện để giải quyết, thì bên bị hại có quyền được thừa nhận là bên kiện trong vụ kiện hành chính. Việc này làm phát sinh nghĩa vụ của Toà án phải ra quyết định về việc cá nhân hoặc tổ chức có đơn kiệnlà bên kiện trong vụ án hành chính. Chỉ có cá nhân hoặc tổ chức được Toà án thừa nhận là bên kiện trong vụ kiện hành chính mới có các quyền do pháp luật về tố tụng hành chính quy định.


    Bên kiện có quyền được tham gia phiên toà xét xử. Việc khẳng định quyền tham gia phiên toà xét xử vụ kiện hành chính của bên kiện đòi hỏi phải quy định nghĩa vụ của Toà án bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền này như phải triệu tập, thông báo nội dung và quyết định vụ kiện ra xét xử cũng như phải cân nhắc việc có hoãn phiên toà hay không trong trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng .


    Bên kiện có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, thư ký phiên toà và một số người khác như giám định viên, người phiên dịch nếu có căn cứ do luật định. Để bảo về quyền lợi của mình bị xâm hại, bên kiện có quyền đưa ra chứng cứ, trình bày lý lẽ và tranh luận với bên bị kiện, và trong một số trường hợp có quyền yêu cầu Toà án áp dụng những biện phá khẩn cấp tạm thời.

    Một vấn đề đặt ra là công dân ở độ tuổi bao nhiêu thì có quyền tự mình tham gia tố tụng hành chính. Về vấn đề này có quan điểm cho rằng công dân phải đủ 18 tuổi mới có quyền tự mình tham gia tố tụng hành chính, còn dưới tuổi đó (hay còn gọi là người chưa thành niên) thì phải có người đại diện hợp pháp thay mặt mình tham gia tố tụng. Chúng tôi cho rằng, việc giới hạn mức tuổi như vậy là không hợp lý, phần nào đã vi phạm quyền dân chủ của công dân, đặc biệt là quyền khiếu nại. Theo Bộ luật lao động thì công dân từ 15 tuổi đã có thể giao kết hợp đồng lao động. Nếu họ bị cơ quan sử dụng lao động xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp thì có quyền yêu cầu Toà án hành chính bảo vệ hay không? Theo chúng tôi, họ có toàn quyền như vậy mà không phải thông qua một người nào khác. Tất nhiên, do họ là người chưa thành niên nên họ có thể nhờ người đạidiện hợp pháp thay mặt mình tham gia tố tụng hành chính, nhưng không nhất thiết phải thông qua người đại diện hợp pháp mới được khởi kiện vụ kiện hành chính. Nói một cách khác, đây là vấn đề thuộc quyền lựa chọn của người chưa thành niên: Họ có thể tự mình hoặc nhờ người đại diện hợp pháp thay mình tham gia tố tụng hành chính. Trường hợp khác phổ biến hơn là việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì người từ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hành chính đặc biệt là trong lứa tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng đã phải chịu trách nhiệm đối với mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Như vậy, nếu ở tuổi dưới 18 mà bịcơ quan nhà nước phạt hành chính thì có quyền yêu cầu Toà án hành chính xem xét tính hợp pháp của quyết định xử phạt hay không, hay nhất thiết phải thông qua người đại diện hợp pháp. Theo chúng tôi, họ có quyền tự mình khởi kiện vụ kiện hành chính trước Toà án hành chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...