Tài liệu KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH(70 trang)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
    Biên dịch : KIM PHƯƠNG
    LÊ NGỌC PHƯƠNG ANH (M.B.A)
    Hiệu đính : NGUYỄN VĂN QUÌ (Ph.D)
    FIRST NEWS
    Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
    LỜI GIỚI THIỆU
    Quyết định là một phần rất quan trọng trong cuộc sống – cả trong lẫn ngoài môi trường làm việc. Người quyết định thường là người chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình giữa hai hay nhiều ý kiến – đôi khi có thể là một quyết định rất quan trọng. Để có được một quyết định chính xác và hiệu quả, bạn phải trải qua toàn bộ quá trình, từ việc nghiên cứu chi tiết ban đầu đến việc thực hiện cuối cùng. Cuốn sách “Kỹ năng ra quyết định” này phù hợp với những ai phải đảm nhiệm việc thực hiện chọn lựa trong công việc. Dù đây là lần đầu bạn thực hiện việc ra quyết định hoặc đã là một giám đốc kinh nghiệm lâu năm thì những thông tin cần thiết và bổ ích trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có được các ý tưởng, dự đoán, đánh giá mức độ rủi ro và xử lý các vấn đề về nhân sự. Cuốn sách này cũng bao gồm một bài tập tự đánh giá khả năng quyết định của bạn và 101 lời khuyên thực tế rất hữu ích cùng những ví dụ minh họa cụ thể.
    2
    NỘI DUNG
    1. Phân tích việc ra quyết định
    - Định nghĩa các phương pháp ra quyết định
    - Xác định các phương pháp ra quyết định
    - Hiểu được văn hóa công ty
    - Phân tích trách nhiệm của bạn
    - Phải có khả năng quyết định
    2. Đạt được một quyết định
    - Xác định các vấn đề
    - Quyết định đối tượng tham gia vào việc quyết định
    - Sử dụng các phương pháp phân tích
    - Nảy sinh các ý tưởng
    - Phát triển tư duy sáng tạo
    - Đánh giá giá trị của ý tưởng
    - Thu thập thông tin
    - Dự đoán tương lai
    - Sử dụng các mô hình
    - Giảm thiểu rủi ro
    - Sử dụng các chiến lược đảo ngược tình huống
    - Đánh giá các hệ quả đối với nhân viên
    - Đưa ra quyết định
    - Phê duyệt quyết định cuối cùng
    3. Thực thi một quyết định
    - Phát triển một kế hoạch
    - Thông báo về quyết định
    - Thảo luận tiến độ của một quyết định
    - Xử lý những phản đối
    - Theo dõi tiến độ
    - Xử lý quyết định của người khác
    - Xây dựng các quyết định
    - Đánh giá khả năng của bạn
    3
    PHÂN TÍCH VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
    Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm công tác quản lý là phải đưa ra hàng loạt các quyết định lớn và nhỏ. Bạn phải luôn cố gắng để mọi quyết định đưa ra trong bất kỳ tình huống nào cũng đều chính xác và hợp lý.
    ĐỊNH NGHĨA QUYẾT ĐỊNH
    Quyết định là một sự cân nhắc hay chọn lựa giữa hai hay nhiều phương án. Nó phát sinh trong bất kỳ trường hợp nào từ việc giải quyết một vấn đề đến việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Trên lý thuyết, người ra quyết định phải thuộc cấp điều hành hay người chịu trách nhiệm công việc.
    1. Xem xét kỹ mọi khả năng chọn lựa trước khi quyết định.
    2. Nếu bạn thấy rằng những quyết định trước đó vẫn còn áp dụng được thì hãy tận dụng chúng.
    AI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH
    Một quyết định là một sự chọn lựa giữa nhiều khả năng và người quyết định là người chịu trách nhiệm thực hiện sự lựa chọn đó. Một quyết định có thể được thực hiện rất nhanh chóng nhưng thông thường người ra quyết định cần phải thực hiện một quy trình xác định, phân tích, đánh giá, chọn lựa và hoạch định. Để đi đến một quyết định, bạn phải xác định được mục tiêu của công việc, danh sách các khả năng chọn lựa có thể có, chọn lựa giữa các khả năng và thực hiện chọn lựa đó. Các quyết định và quá trình đưa ra quyết định là nền tảng của mọi quy trình quản lý, cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
    PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH
    Có nhiều loại quyết định người quản lý phải thực hiện bao gồm các quyết định thường ngày, khẩn cấp, chiến lược và tác nghiệp. Những quyết định thường ngày: những tình huống giống nhau lặp đi lặp lại, nếu có sự việc phát sinh bạn sẽ chọn ngay cách giải quyết như mọi khi đã chứng minh được là có hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ, bạn phải quyết định ngay khi sự việc xảy ra. Đây là quyết định khẩn cấp và có thể chiếm thời gian của bạn nhiều nhất. Loại quyết sdidnhj khó nhất và quan trọng nhất là những chọn lựa mang tính chiến lược, quyết định các mục tiêu và mục đích cần đạt được, chuyển các mục tiêu thành kế hoạch cụ thể hay những quyết định triển khai. Các quyết định mang tính tác nghiệp, đặc biệt là những quyết định liên quan đến các “vấn đề con người” (bao gồm việc tuyển dụng và sa thải) cần sự xử lý đặc biệt và tế nhị.
    4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...