Thạc Sĩ Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Trong xã hội hiện nay, với sự toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật phát
    triển, khối lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng thì yêu cầu làm việc theo nhóm là một
    xu thế làm việc rất phát triển và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Bởi lẽ ngày nay không
    ai có thể tự mình nắm vững tất cả các thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa không phải
    công việc nào, vấn đề nào hay tình huống nào chúng ta đều có thể tự mình giải quyết hiệu
    quả. Vì vậy, làm việc theo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung sức
    mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của
    cá nhân, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng Nhóm không chỉ là môi
    trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội.
    Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nói: “ Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường
    hoạt động, dùng phương pháp hoạt động Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy
    và trò, giữa trò và trò có tác dụng rất lớn”. Nhà trường hiện nay phải coi trọng việc tổ chức
    cho học sinh – sinh viên hoạt động độc lập theo nhóm. HĐN trong và ngoài giờ học là hoạt
    động thiết thực, giúp SV tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp họ nắm vững và đào sâu
    tri thức, biết lắng nghe và học cách suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi
    người, biết chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra ý kiến và cùng nhau giải quyết những vấn đề chung.
    HĐN là nơi mọi người thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khuyến khích sự độc lập, tự chủ, thái độ có
    trách nhiệm, kích thích tinh thần hợp tác, giúp SV nâng cao và chia sẻ nhận thức của mình.
    HĐN còn phát huy sức mạnh tập thể: công việc được hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, sáng tạo
    hơn và phong phú hơn, nâng cao khả năng làm việc của từng cá nhân, phát huy tối đa ưu thế
    của mỗi người.
    Với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm: phát huy tính tích cực, chủ động sáng
    tạo của người học nghĩa là phải thay đổi vai trò của người thầy và cách học của SV. Nếu trước
    kia, vai trò chính của thầy là truyền đạt kiến thức còn trò là người tiếp thu kiến thức chủ yếu từ
    thầy một cách thụ động, thì ngày nay vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn SV học,
    người học phải là chủ thể tự giác tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức, hình thành KN.
    Chính người học phải tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học từ bạn và xã hội hóa việc học
    của mình. Ngày này, dạy học quan trọng không phải là truyền đạt cho SV bao nhiêu kiến thức,
    mà là trang bị cho SV khả năng tự thu nhận kiến thức, hình thành cho họ các KN thực hành, tư duy phê phán và sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, KN giao tiếp, KN làm việc nhóm Vì
    thế, dạy học phải thông qua các tổ chức hoạt động của người học. Hơn nữa, trong học tập,
    không phải mọi tri thức kỹ năng thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần
    túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy – trò, trò – trò tạo nên mối quan hệ hợp
    tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Hoạt động học tập được tiến hành theo
    nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, tính
    cách của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức kỹ luật, tinh thần
    tương trợ, ý thức cộng đồng nhờ đó mà hiệu quả học tập sẽ tăng lên, bài học vận dụng được
    vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp.
    Hiệu quả của “HĐN trong học tập” là không thể phủ nhận, nhưng không phải SV nào cũng
    đạt kết quả cao khi học và làm việc theo nhóm, thậm chí ít hiệu quả hơn so với làm việc cá
    nhân. Vì chất lượng HĐN còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như: môi trường học tập, vốn sống,
    kinh nghiệm, trình độ nhận thức và kiến thức về HĐN của bản thân SV, song quan trọng nhất
    là SV phải có KN HĐN. KN HĐN sẽ giúp SV biết cách học và cách làm việc theo nhóm, nâng
    cao chất lượng học tập và hình thành các KN xã hội cần thiết.
    Vì vậy, SV cần được trang bị KN HĐN khi bắt đầu bước chân vào Đại học, điều này hoàn
    toàn phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay là dạy học theo nhóm. Tuy nhiên, thực tiễn cho
    thấy tại các trường đại học dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn
    luyện KN HĐN cho SV, điều này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo và kết quả học
    tập của SV. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về KN học
    tập của SV như “Nghiên cứu kỹ năng tự học trên lớp của sinh viên sư phạm” của Nguyễn Thị
    Bích Hạnh, “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa
    sư phạm trường Đại học Tiền Giang” của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang nhưng chưa có công
    trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về KN HĐN trong học tập của SV.
    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kỹ năng
    hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Khảo sát thực trạng biểu hiện KN HĐN trong học tập của SV trường Đại học Sài Gòn,
    qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN trong học tập của SV.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1 Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

    3.2 Khảo sát mức độ nhận thức của SV về KN HĐN trong học tập. 3.3 Khảo sát mức độ biểu hiện của SV về KN HĐN trong học tập.

    3.4 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN trong học tập, trên cơ sở
    đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN cho SV.

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    4.1 Đối tượng nghiên cứu:

    Biểu hiện KN HĐN trong học tập của SV trường ĐHSG.

    4.2 Khách thể nghiên cứu:

    Khách thể nghiên cứu chính là 287 SV trường ĐHSG.

    5. Giả thuyết nghiên cứu

    - Mức độ nhận thức của SV về KN HĐN chưa cao.
    - Mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập của SV có sự khác
    biệt.
    - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KN HĐN của SV, trong đó chủ yếu là do cách học của
    SV còn mang tính đối phó, thụ động và cách dạy của GV.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    6.1 Phạm vi về nội dung :

    Khi tham gia HĐN trong học tập, SV phải vận dụng nhiều KN bộ phận. Trong đề tài này,
    chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng nhận thức và mức độ biểu hiện của 5 kỹ năng sau:
    - Kỹ năng lắng nghe
    - Kỹ năng thuyết trình
    - Kỹ năng thảo luận
    - Kỹ năng giải quyết vấn đề
    - Kỹ năng hợp tác, chia sẻ

    6.2 Phạm vi về khách thể nghiên cứu

    Khách thể nghiên cứu là 287 sinh viên năm 1 và năm 3 khối Sư phạm thuộc khoa Tự nhiên
    và khoa Xã hội trường ĐHSG được chọn ngẫu nhiên.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau:

    7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu.

    7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn
    - Phương pháp thống kê toán học

    8. Đóng góp mới của đề tài

    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn KN HĐN của SV.
    - Là cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm phát nâng cao KN HĐN cho SV trong nhà
    trường.

     
Đang tải...