Tiểu Luận Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1. Hình nhóm và ý nghĩa của hình 5
    2. Tóm tắt sách “Nghệ thuật săn việc 2.0” 14
    2.1. Chương 1: Những kỹ năng quan trọng để trở thành 1 du kích . 14
    2.2. Chương 2: Thương hiệu cá nhân kiểu du kích 16
    2.3. Chương 3: Chiến lược săn việc theo kiểu du kích . 17
    2.4. Chương 4: Kế hoạch tìm hiểu thông tin . 18
    2.5. Chương 5: Hướng dẫn viết hồ sơ và thư ngỏ khi xin việc 20
    2.6. Chương 6: Nền kinh tế tuyển dụng . 23
    2.7. Chương 7: Các mối quan hệ du kích 25
    2.8. Chương 8: Cuộc gọi có chủ đích 27
    2.9. Chương 9: Những cách tìm việc sáng tạo . 29
    2.10. Chương 10: Ba chiến dịch . 32
    2.11. Chương 11: Trận đánh giáp lá cà . 33
    2.12. Chương 12: Thoả thuận về mức lương – Các chế độ đãi ngộ 36
    2.13. Chương 13: Sẵn sàng . 37
    3. Phân tích các câu tục ngữ . 38
    3.1. Tiên học lễ, hậu học văn 38
    3.2. Đa thư loạn tâm 39
    3.3. Đừng chết đuối trong biển thông tin mà vẫn khát trí . 40
    3.4. Biết nhiều không bằng biết điều 41
    3.5. Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình . 41
    3.6. Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm . 42
    3.7. Lời chào cao hơn mâm cỗ . 42
    3.8. Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái chí, sự bang giao cho ta cái nghiệp 43
    3.9. Nói là gieo, nghe là gặt 44


    2. TÓM TẮT SÁCH “NGHỆ THUẬT SĂN VIỆC 2.0”
    Nhiều người vẫn luẩn quẩn với những công việc không có cơ hội thăng tiến, bởi vì họ không biết tìm cơ hội phát triển hoặc tự giới thiệu những giá trị của họ đến nhà tuyển dụng.
    Để thành công trong thị trường việc làm mới hiện nay, bạn phải có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết với các tiêu chí sau: Khôn khéo, có mục tiêu, tiếp thị có định hướng, không tốn nhiều chi phí, mang tính thực tế, khả thi.



    3. PHÂN TÍCH CÁC CÂU CA DAO TỤC NGỮ VÀ ỨNG DỤNG CHÚNG TRONG GIAO TIẾP VÀ CUỘC SỐNG
    3.1. TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN
    “Tiên học lễ, hậu học văn” sáu chữ này không có gì là xa lạ với con người Việt Nam chúng ta. Chúng như là một khẩu hiệu mà gần như mọi người đều biết, đều gần gũi, và đều rất thường xuyên nhắc đến. Ta có thể dễ dàng bắt gặp dòng chữ này từ trong các trường học, những tác phẩm văn học, và trên hết là từ các thầy cô giáo, các phụ huynh, các bậc vĩ nhân của đất nước. Không phải một cách vô cớ mà chúng lại được nhắc tới nhiều như vậy và không một ai không biết tới chúng.
    Phương châm này được xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho Gia. "Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín .làm trọng. Còn "văn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "văn". Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng. Bác Hồ có lần đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ mặt khiếm khuyết của nó.
    Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp "lễ" trong các cặp từ sau "lễ phép", "lễ nghĩa" . Một khi ta thực sự có “lễ” thì sẽ dễ dàng trò chuyện, giao tiếp được với người khác. Nếu như có thêm một chút khéo léo trong việc dùng từ và ngữ điệu thì việc lấy được lòng tin của người khác là chắc chắn. Nhưng nếu như sau “lễ” mà không có “văn” tức là không có nhiều kiến thức thì rất nhanh chóng những lời nói của chúng ta sẽ trở thành những điều sáo rỗng. Vì vậy, đúng thực là tuy “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng cả hai điều có tầm quan trọng như nhau trọng giao tiếp. Chung quy,ta không thể trọng “lễ” khinh “văn” hay trọng “văn” khinh “lễ” được.
    3.2. ĐA THƯ LOẠN TÂM
    Trong cuộc sống việc học là việc mà ai cũng phải trãi qua. Người ta thường nói học càng nhiều thì càng tốt, học càng chăm thì càng giỏi. Nhưng sự thật có phải là như vậy? Tại sao lại có người nói là “Đa thư loạn tâm” ??? Chung quy “Đa thư loạn tâm” là gì?
    Để hiểu được câu “Đa thư loạn tâm” trước tiên ta phải giải nghĩa nó. “Đa” tức là nhiều, “Thư” tức là sách, là chữ, “Loạn” tức là rối ren, là khôn ổn định, “Tâm” tức là tim,là trí, là tâm tính của con người. Vậy nhìn chung “Đa thư loạn tâm” có thể hiểu là học quá nhiều sách vở, chữ nghĩa có thể làm tâm trí ta rối loạn. Trong thực tế, việc học hành là vô giới hạn, tri thức như một đại dương mênh mông không thể nào đứng ở một bờ mà thấy được bờ bên kia. Nhưng có thực sự ta lúc nào cũng phải cố gắng để có thể để có thể học hết tất cả nhưng tri thức đó, cố gắng bơi qua đại dương để có thế tới được bờ bên kia mặc dù khoảng cách giữa hai bờ là vô hạn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến loạn tâm, do biển học vấn là vô hạn nên việc học hết toàn bộ là không thể nào, càng cố học quá sức mình, càng đưa mình gần tới bờ vực của sự “loạn”. Loạn ở đây không phải là nhớ trước quên sau, là học cái này quên cái khác, mà là loạn các kiến thức. Bởi vì nếu học theo cách đó cách kiến thức ta có được không bao giờ có độ sâu, mà chỉ tìm hiểu qua để biết sơ sài để rồi có thể lao sang một kiến thức khác và rồi cứ tiếp tục như vậy. Nói rằng ta biết nhiều. Nhưng thực sự, sự hiểu biết như vậy có thực sự là nhiều hay chỉ là một mớ kiến thức qua loa, hỗn độn.
    Trong giao tiếp cũng vậy, khi ta nói chuyện với một ai đó ta đã tiếp nhận được một lượng thông tin từ họ. Nhưng hàng ngày ta đâu phải chỉ giao tiếp với một người. Bởi vậy lượng thông tin mà ta nhận được từ việc giao tiếp cũng giống như là “Đa thư”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...