Thạc Sĩ Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ


    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI



    Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối

    quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng

    góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh

    hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người

    càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những

    lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao Ngày nay giao tiếp là

    phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao

    tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết

    quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là

    một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” [37, tr.3]

    Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám

    đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc

    Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu

    quả”. Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước

    ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực

    tiển và năng lực giao tiếp”.

    Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ là những người giáo viên trong tương lai, họ cần

    được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những

    mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập,

    học hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, sinh viên có được những

    tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ

    xã hội, trong môi trường làm việc của mình.

    Hiện nay, đại đa số sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã có được những tri thức, kỹ

    năng giao tiếp nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng như việc trao đổi

    giữa các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân

    kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao.

    Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và của

    thành phố Cần Thơ nói riêng, người giáo viên không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ

    năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói

    chung. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm

    trường Cao đẳng Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.


    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU



    Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ, trên

    cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, để họ có điều kiện

    học tập tốt, có năng lực giao tiếp với cộng đồng và làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên sau này.


    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU



    Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ năm I, II, III (năm học 2009 - 2010); tổng số

    311 sinh viên, trong đó 298 sinh viên nữ , 13 sinh viên nam.


    3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao đẳng Cần Thơ.




    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC


    Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã được hình thành và phát

    triển trong quá trình học tập nhưng còn hạn chế và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tìm được những

    biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, góp phần nâng cao

    chất lượng đào tạo trong nhà trường.


    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


    - Hệ thống một số vấn đề lý luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.

    - Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng

    Cần Thơ.

    - Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao

    đẳng Cần Thơ.


    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:


    - Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp.

    - Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình,

    phương pháp nghiên cứu.

    - Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương

    pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã

    được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.


    6.2. Phương pháp trắc nghiệm:


    Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharop với hệ thống 80 câu hỏi, chia

    thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể là:

    1. Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ: Bao gồm các tình huống có số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51,

    61, 71.

    2. Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số

    sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.

    3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 3, 13, 23, 33, 43, 53,

    63, 73.

    4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi: Bao gồm các tình huống có số sau: 4, 14, 24, 34, 44, 54,

    64, 74.

    5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra người khác: Bao gồm các tình huống có số sau: 5, 15, 25,35,

    45,55, 65,75.

    6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu: Bao gồm các tình huống có số sau: 6, 16,26, 36, 46, 56,66,

    76.

    7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 7, 17, 27,

    37, 47, 57, 67,77.

    8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 8, 18, 28, 38,

    48, 58, 68, 78.

    9. Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 9, 19,

    29, 39, 49, 59,69,79.

    10. Sự nhạy cảm trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.

    Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm:

    Mỗi câu có ba hình thức điểm: 0, 1và 2

    Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.

    Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không xuyên.

    Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp, thường xuyên.

    Điểm lý thuyết “lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16 lần, thấp nhất có thể là

    0. Dựa vào thang điểm của V.P.Dakharop cho mỗi kỹ năng có thể chia 4 mức độ sau:

    Mức 1: Từ 15 đến 16 là loại giỏi Mức 2: Từ 11 đến 14 là loại khá

    Mức 3: Từ 8 đến 10 là loại trung bình

    Mức 4: Từ 7 trở xuống là loại yếu.


    6.3. Phương pháp quan sát:

    Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung

    nghiên cứu.

    Quan sát hoàn cảnh sinh viên giao tiếp thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học


    6.4. Phương pháp phỏng vấn

    Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường

    Cao đẳng Cần Thơ.

    Chúng tôi sử dụng phương pháp này phỏng vấn sinh viên sau khi sinh viên tác động thử

    nghiệm. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Nội dung câu hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả từ phiếu

    trắc nghiệm tâm lý.


    6.5. Phương pháp thử nghiệm tác động:

    Thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ cho sinh viên.


    6.6. Phương pháp thống kê toán học:

    Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng

    tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng

    chương trình SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5

    để xử lý các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong

    giáo dục học và tâm lý học.





    7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


    - Về nội dung: đề tài giới hạn nghiên cứu mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường

    Cao đẳng Cần Thơ - năm học 2009 - 2010. Đối tượng giao tiếp của sinh viên giới hạn trong phạm vi

    nhà trường như: Thầy cô; bạn bè; cán bộ phòng, khoa

    - Về khách thể nghiên cứu: 311 sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao Đẳng Cần Thơ, năm

    học 2009 - 2010.


    8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI


    Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao

    đẳng Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ

    năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ.

    - Làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ.

    - Chứng minh rằng có thể nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nếu có biện pháp tác

    động thích hợp và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện các biện pháp tác động cho

    sinh viên.


    9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU: ( 6 TRANG)

    NỘI DUNG: ( 96 TRANG)


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP (35 TRANG)


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG

    CẦN THƠ (41 TRANG)


    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ

    PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ (20 TRANG)






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...