Luận Văn Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà hình sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Luật hình sự
    Trường: ĐH Luật Hồ Chí Minh
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc
    Trình độ: Đại học
    Số trang: 78


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Giao tiếp tiếp là một phương thức tồn tại xã hội của loài người. Con người không thể sống, hoạt động và thể hiện các giá trị vật chất, tinh thần của mình nếu không được giao tiếp, giao tiếp vừa là con đường để mỗi người hoàn thiện nhân cách, vừa là điều kiện thiết yếu để con người hoạt động.
    Cho đến nay tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp nhưng vẫn còn nhiều vấn đề lí luận về thực tiễn đang bỏ ngỏ như: Vấn đề giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo trong giao tiếp
    Hiện nay chúng ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nhất là đổi mới các cơ quan tư pháp, trong đó đổi mới Viện kiểm sát nhân dân là vấn đề rất quan trọng, vì nó giữ vai trò đặc biệt trong hệ thống các cơ quan tư pháp. Viện kiểm sát vừa thực hành quyền công tố, vừa giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp khác để bảo vệ trật tự xã hội, trật tự pháp luật.
    Kiểm sát viên là người đại diện cho Viện kiểm sát, nhân danh Viện kiểm sát để thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp. Để hoàn thành trọng trách này, Kiểm sát viên phải giao tiếp với rất nhiều đối tượng: Với những người tiến hành tố tụng khác, với những người tham gia tố tụng và với những người tham dự phiên toà. Đây là quan hệ giao tiếp rất phức tạp. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động nghề nghiệp của mình, Kiểm sát viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực xã hội và phải có kỹ năng giao tiếp tốt .
    Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà hình sự”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ một số kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên trong hoạt động thực hành quyền công tố và giám sát việc xét xử tại phiên toà hình sự, chỉ ra thực trạng của vấn đề, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao khả năng giao tiếp của Kiểm sát viên.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Khóa luận có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau:
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên.
    - Khảo sát thực trạng một số kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên.
    - Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao khả năng giao tiếp của Kiểm sát viên.
    4. đối tượng và Khách thể nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Một số kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên khi tham gia phiên toà hình sự.
    Khách thể nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi điều tra trên 46 khách thể là các Kiểm sát viên. Trong đó có 25 Kiểm sát viên cấp huyện và 21 Kiểm sát viên cấp tỉnh và tối cao; 34 Kiểm sát viên và 12 Viện trưởng, Viện phó viện kiểm sát.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Kỹ năng giao tiếp của con người là một vấn đề rất rộng lớn. Do đó, chúng tôi chỉ nghiên cứu, tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên khi tham gia tại phiên toà hình sự.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
    - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
    - Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm giao tiếp V.D. Zakharov;
    - Phương pháp quan sát;
    - Phương pháp thống kê toán học.
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    1. Kết luận
    Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
    - Kỹ năng giao tiếp của kiểm sát viên là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hoà hợp lí của kiểm sát viên, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng để đạt được mục đích đề ra.
    - Hoạt động nghề nghiệp của kiểm sát viên có những đặc thù khác với hoạt động nghề nghiệp của những ngành nghề khác ở những điểm sau: Là lao động trí não, đầy khó khăn, phức tạp đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân; Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên toà phải tuân theo một trình tự pháp lí chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng
    - Kĩ năng giao tiếp của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự, bao gồm ba nhóm kĩ năng: Kĩ năng định hướng giao tiếp (hiểu rõ đối tượng để vạch kế hoạch giao tiếp); Kĩ năng định vị (đặt mình vào tâm lí, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng giao tiếp để tạo ra sự đồng cảm); Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp (luôn giữ được sự bình tĩnh, tự chủ, sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp)
    - Ba nhóm kỹ năng này sẽ được nghiên cứu trên cơ sở 10 kĩ năng cơ bản theo trắc nghiệm giao tiếp của V.P.Zakharov đó là: Kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ giao tiếp; Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu cá nhân khi giao tiếp; Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; Kỹ năng kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp; Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo; Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp; Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp và sự nhạy cảm trong giao tiếp
    - Nhìn chung kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên tại phiên toà còn yếu không có kỹ năng nào đạt điểm lí tưởng (16 điểm). Trong 10 kỹ năng giao tiếp được nghiên cứu của Kiểm sát viên có hai kỹ năng giao tiếp biểu hiện ở mức độ cao là các kỹ năng: Kỹ năng kiềm chế, kiểm tra người khác (KN5) và kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, cụ thể (KN6); Kỹ năng giao tiếp biểu hiện ở mức độ thấp nhất là kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi (KN4); Các kỹ năng còn lại biểu hiện ở mức độ trung bình (KN1, KN8, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6, KN7, KN9, KN10)
    - So sánh giữa nam Kiểm sát viên và nữ Kiểm sát viên có sự khác biệt có ý nghĩa ở các kỹ năng sau đây: Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp (KN3); Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo (KN7); Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp (KN10). Trong đó chỉ có kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp của nữ Kiểm sát viên có điểm trung bình cao hơn nam Kiểm sát viên
    - So sánh giữa những Kiểm sát viên có thâm niên công tác khác nhau chúng tôi thấy: Chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa những Kiểm sát viên có thâm niên công tác từ 5-10 năm với những kiểm sát viên có thâm niên công tác từ trên 20 năm trở lên về nhóm những kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động trong giao tiếp (Nhóm A) và kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp (KN9). Trong đó, kiểm sát viên có thâm niên công tác từ trên 20 năm trở lên có điểm trung bình cao hơn những Kiểm sát viên có thâm niên công tác từ 5 – 10 năm
    - Theo kết quả nghiên cứu, trong 10 kỹ năng giao tiếp có 9 kỹ năng có mối tương quan chặt chẽ với nhau (trừ KN8). Trong đó có kỹ năng sự nhạy cảm trong giao tiếp (KN10) có mối tương quan với hầu hết các kỹ năng còn lại (KN1, KN2, KN3, KN6, KN7, KN9)
    2. Kiến nghị
    - Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng Kiểm sát viên, ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần chú trọng đào tạo kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên. Bồi dưỡng cho Kiểm sát viên đặc biệt là kỹ năng nhạy cảm, kỹ năng đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, chính xác, có tính thuyết phục cao. Đây là những kỹ năng cơ bản để Kiểm sát viên tự hoàn thiện ba nhóm kỹ năng: Kỹ năng định hướng giao tiếp, Kỹ năng định vị, Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Muốn công tác đào tạo đạt được hiệu quả cần tạo điều kiện cho học viên tập giải quyết bài tập tình huống và diễn án (để họ có thể nhập vai làm Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hay người tham gia tố tụng) với sự hỗ trợ của giáo viên tâm lí.
    - Đối với công tác bổ nhiệm, tái bộ nhiệm Kiểm sát viên chúng tôi đề nghị bổ sung tiêu chuẩn về kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên.
    - Đối với chế độ đãi ngộ của Kiểm sát viên, Nhà nước phải quan tâm hơn nữa tới việc đãi ngộ với Kiểm sát viên để họ đủ điều kiện đảm bảo cuộc sống gia đình, tránh được những cám dỗ về vật chất đồng thời toàn tâm toàn ý với công việc.
     
Đang tải...