Tiến Sĩ Kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy và năng lực chuyên môn của giảng viên các trường Cao đẳng nghề t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ toàn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất nước. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    Trong những năm qua, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành công tác dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
    Hệ thống và mạng lưới dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Đến nay trong cả nước có 1328 trường, trung tâm dạy nghề (trong đó có 153 trường cao đẳng nghề, 307 trường trung cấp nghề, 868 trung tâm dạy nghề. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, nhưng đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đáp ứng kịp, đặc biệt là kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của giáo viên còn yếu. Hiện nay cả nước chỉ có 04 trường đại học sư phạm kỹ thuật ( Hưng Yên, Nam Định, Vinh; TP Hồ Chí Minh); 01 trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật ( Vĩnh Long) và một số khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường đại học có đủ khả năng đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Nhưng cơ cấu ngành nghề các trường này còn hạn chế chưa đáp ứng được các ngành nghề đang phát triển của xã hội. Những hạn chế về năng lực, quy mô đào tạo của các trường dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề cho các trường; nhiều giáo viên có trình độ nhưng hạn chế về kỹ năng giám sát, kỹ năng giảng dạy đặc biệt là các giáo viên trẻ.
    Xuất phát từ thực tế trên, người nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu kỹ năng giám sát và kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trường cao đẳng nghề tỉnh Nghệ An. Với nguyện vọng cuối cùng là xây dựng được một chương trình tăng cường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...