Luận Văn Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong hoạt động của trường tiểu học, tình huống quản lý giáo dục
    (THQLGD) có thể nảy sinh bất cứ lúc nào, vì rất nhiều nguyên nhân. Chẳng
    hạn, tình huống xảy ra do lỗi của bản thân hiệu trưởng (HT), do phẩm chất
    và năng lực của HT không đáp ứng được yêu cầu của lao động quản lý.
    THQLGD xảy ra cũng có thể do điều kiện làm việc trong trường quá khó
    khăn, thiếu thốn; tập thể nhà trường có nhiều cá nhân có tính xấu như hay
    đả kích, châm chọc, nói xấu, đố kỵ .
    Tuy nhiên, THQLGD có thể xảy ra ngay cả khi một nhà trường có
    điều kiện làm việc tốt, các cá nhân và tập thể đều tốt, HT có phẩm chất và
    năng lực hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của lao động quản lý trường tiểu
    học. Mỗi cá nhân trong tập thể là một thế giới nội tâm vô cùng phong phú,
    với những tư tưởng, quan điểm, thói quen . khác nhau. Đặc biệt, tập thể
    trường tiểu học có một đặc điểm phổ biến là rất đông phụ nữ với những đặc
    điểm tâm lý đặc trưng của nữ giới (tỉ mỉ, cụ thể, dễ bị tổn thương .). Chính
    vì thế, hơn nơi nào hết, trường tiểu học là nơi có thể xảy ra THQLGD
    không thể tránh khỏi. Do đó, kỹ năng (KN) giải quyết THQLGD là một KN
    không thể thiếu, góp phần vào thành công trong công tác quản lý (QL) của
    người HT trường tiểu học.
    Vì tầm quan trọng đó, KN này phải được trang bị cho những học viên
    (HV) đang được bồi dưỡng thành HT tương lai của trường tiểu học ngay từ
    khi họ còn ngồi trên ghế của trường, khoa QLGD, đặc biệt thông qua con
    đường luyện tập giải quyết các THQLGD. Điều này cũng phù hợp với xu
    hướng hiện nay của thế giới trong huấn luyện cán bộ các ngành nghề khác
    nhau (giảm bồi dưỡng lý luận, tăng cường bồi dưỡng huấn luyện theo tình
    huống).
    Từ trước tới nay, một số tác giả ở trong và ngoài nước đã có những
    công trình nghiên cứu về THCVĐ, KN giải quyết THCVĐ trong cuộc sống,
    trong một số lĩnh vực hoạt động thực tiễn của con người, trong QL và
    QLGD nói chung. Tuy nhiên, chưa có công trình tâm lý học nào nghiên cứu
    về KN giải quyết THQLGD của HV các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học
    (BDHTTH).
    Vì thế, chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Xác định thực trạng KN giải quyết THQLGD của HV các lớp
    BDHTTH và tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng
    nói trên.
    - Đề xuất một số biện pháp hình thành và nâng cao KN giải quyết
    2
    THQLGD của HV, góp phần hoàn thiện chương trình bồi dưỡng HT
    tiểu học hiệu quả hơn.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: KN giải quyết THQLGD của HV các lớp
    BDHTTH.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: 178 HV của trường CBQLGD TPHCM (nay là
    khoa QLGD của Đại học Sài Gòn) đang học các lớp BDHTTH (98 HV
    năm thứ nhất và 80 HV năm thứ hai), 32 HT trường tiểu học có thâm
    niên QL từ 10 năm trở lên, 6 giảng viên có thâm niên trên 10 năm giảng
    dạy cho các lớp BDHTTH.
    4. Giả thuyết khoa học
    - HV các lớp BDHTTH đã có một số KN giải quyết THQLGD nhưng
    mức độ KN đó còn thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật nhất là
    nguyên nhân thuộc về chương trình bồi dưỡng KN còn nặng về lý thuyết và
    kinh nghiệm QLGD của HV chưa cao.
    - Có thể nâng cao KN giải quyết THQLGD của HV các lớp BDHTTH
    không chỉ bằng việc bồi dưỡng lý luận mà còn phải tăng cường thực hành
    một hệ thống các bài tập tình huống QLGD điển hình.
    5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Trong điều kiện nghiên cứu của mình, chúng tôi xem xét KN giải
    quyết THQLGD của HV các lớp BDHTTH là KN giải quyết những bài tập
    THQLGD do giảng viên xây dựng mô phỏng những tình huống có thật xảy
    ra trong hoạt động QLGD ở trường tiểu học. Đó là những THQLGD thường
    gặp ở trường tiểu học, thể hiện trong các chức năng QL (kế hoạch hóa, tổ
    chức, chỉ đạo, kiểm tra) của HT trường tiểu học.
    - Thời gian nghiên cứu: 2 năm, từ tháng 12-2005 đến tháng 12-2007.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và xây dựng cơ sở lý luận của đề
    tài.
    6.2. Điều tra thực trạng KN giải quyết THQLGD ở HV các lớp BDHTTH
    và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến KN này ở các HV nói trên.
    6.3. Thực nghiệm một số biện pháp góp phần nâng cao KN giải quyết
    THQLGD ở HV các lớp BDHTTH
    7. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu; phương pháp chuyên gia;
    phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phương pháp đo mức độ KN thông
    qua hệ thống bài tập THQLGD ở trường tiểu học; phương pháp phân tích
    chân dung (case study); phương pháp đàm thoại; phương pháp thực nghiệm;
    phương pháp thống kê toán học.
    3
    8. Những đóng góp mới của luận án
    - Góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận định hướng cho việc nghiên
    cứu KN giải quyết THQLGD của HV các lớp BDHTTH, xây dựng được
    khái niệm “KN giải quyết THQLGD” và “KN giải quyết THQLGD của
    HV các lớp BDHTTH” với cấu trúc gồm 12 KN bộ phận.
    - Xác định được thực trạng KN giải quyết THQLGD của HV và các yếu tố
    ảnh hưởng đến KN nói trên.
    - Khẳng định tính khả thi của hai nhóm biện pháp nâng cao KN giải quyết
    THQLGD cho HV.
    Với các đóng góp mới này, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
    tham khảo cho việc đào tạo, bồi dưỡng HT tương lai của trường tiểu học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...