Tài liệu Kỹ năng điều hành công sở hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kỹ năng điều hành công sở hành chính nhà nước


    Người soạn: TS. Trần Thị Thanh Thủy


    Trong cuốn: Hỏi đáp về Quản lý hành chính nhà nước, TS. Nguyễn Hữu Khiển, TS. Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Nxb. Lý luận- Chính trị (2008)





    Câu 1: Khái niệm và đặc điểm công sở hành chính


    1. Khái niệm công sở hành chính
    Công sở hành chính (từ đây viết gọn là công sở) là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do luật công quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng’.

    Cần lưu ý là thuật ngữ công sở có thể đựơc hiểu theo các nghĩa khác nhau trong những trường hợp khác nhau. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ khía cạnh vật chất, địa điểm hoạt động, hay còn gọi là trụ sở, nơi công vụ được tiến hành hoặc dịch vụ công được cung cấp. Lấy ví dụ, trong Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 cuả Thủ tưướng Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý công sở của cơ quan hành chính nhà nước thì thuật ngữ công sở đựơc hiểu theo nghĩa này. Trong một số trường hợp khác, thuật ngữ công sở được sử dụng để thay thế cho một thuật ngữ khác quen dùng là ‘cơ quan hành chính nhà nưước’. Lấy ví dụ, khi xác định nhiệm vụ của các công sở trong việc xây dựng ‘văn hóa công sở’ (tích cực)- một cách sử dụng quyền lực một cách đúng đắn và để phục vụ dân một cách tốt nhất thì thuật ngữ công sở được sử dụng theo nghĩa thứ hai này.

    Rõ ràng, theo phân tích trên thì kỹ năng điều hành công sở hành chính là hệ thống các kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng trong điều hành các công sở với mục tiêu không chỉ đảm bảo cho công sở thực thiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình mà còn hướng tới tạo ra cơ sở cho công sở phát triển hơn nữa và phát triển bền vững.

    2. Đặc điểm của công sở
    Các công sở thuộc các cấp, hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau có những đặc điểm đặc thù riêng. Tuy nhiên, các công sở có một số đặc điểm chung, giúp phân biệt chúng với các loại tổ chức khác trong xã hội, như sau:
    - Một là, công sở là đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống hành pháp hoạt động thường xuyên, liên tục. Công sở có địa vị pháp lý, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định
    - Hai là, công sở hoạt động để thực thi quyền lực nhà nước. Các công sở quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để hoạch định và quản lý quá trình thực thi các chính sách công trong khi các công sở sự nghiệp chịu trách nhiệm về việc cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế, v.v.
    - Ba là, công sở có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thực thi công vụ (các chính sách và các dịch vụ công) và cơ cấu tổ chức được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật và được hệ thống pháp luật đảm bảo thi hành.
    - Bốn là, công sở có mối quan hệ mang tính thứ bậc (khái niệm ‘cấp’ trong cơ cấu thứ bậc) để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong điều hành và có mối quan hệ mang tính phối hợp (khái niệm ‘hệ’) để đảm bảo nguyên tắc phối hơp (đồng bộ) trong hành động với các công sở khác trong hệ thống .
    - Năm là, công vụ được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ công chức.
    - Sáu là, công sở có trụ sở xác định, có kinh phí hoạt động và các công sản khác để thực thi công vụ.
    - Bảy là, công sở hoạt động để phục vụ lợi ích công, lợi ích của nhân dân.

    Trong các đặc điểm trên, đặc điểm thứ hai, thứ năm và thứ bảy là đặc điểm nổi bật nhất, giúp dễ dàng nhận dạng và phân biệt công sở với các loại tổ chức khác trong xã hội.

    Câu 2: Nhiệm vụ của công sở hành chính nhà nước


    Để thực hiện tốt chức năng được phân định, công sở cần cụ thể hóa và thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể.
    Nhiệm vụ chung đối với mọi công sở là quản lý (trong nội bộ công sở) và thực thi công vụ hoặc cung cấp dịch vụ công. Nhiệm vụ chung này có thể đưược cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cụ thể cơ bản sau đây:
    1- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hoạt động.
    2- Xây dựng và vận hành một cơ cấu tổ chức hợp lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...