Tiểu Luận Kỹ năng của luật sư trong vụ án lao động

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG


    Từ lâu, khoa học luật lao động đã quan tâm nghiên cứu về tranh chấp lao động và đã có được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, để hiểu được một cách sâu sắc về tranh chấp lao động thì cần phải có sự nghiên cứu sâu rộng hơn nhằm mổ xẻ những khía cạnh căn bản của tranh chấp lao động và nghiên cứu những vấn đề liên quan trong tổng thể các vấn đề kinh tế - xã hội là cơ sở nảy sinh các tranh chấp cũng như cơ chế pháp luật điều chỉnh quan hệ tranh chấp, quan hệ giải quyết tranh chấp lao động.


    1. Tranh chấp lao động là hiện tượng xuất hiện khi có sự hình thành và phát triển nhất định của quan hệ lao động


    Tranh chấp lao động là hiện tượng xuất hiện khi có sự hình thành và phát triển nhất định của quan hệ lao động, khi mà ở đó, những mâu thuẫn, những xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động ở vào tình trạng cần có sự giải quyết.


    Quan hệ lao động là loại quan hệ kinh tế - xã hội mới, nảy sinh do nhu cầu thiết lập và vận hành mối quan hệ lao động là thứ quan hệ đặc biệt - quan hệ mua bán sức lao động, mà chỉ có thể thông qua việc tuyển dụng lao động mới có thể có được. Quan hệ lao động ra đời là loại quan hệ hoàn toàn khác biệt với quan hệ thuê mướn lao động mà các cư dân trong xã hội đã sử dụng trước đó để thoả mãn những nhu cầu thông thường về các hình thức dịch vụ - quan hệ khoán việc dân sự. Do quan hệ khoán việc dân sự có những điểm hạn chế không thể khắc phục được, người ta đã phải nghĩ ra kiểu thuê mướn lao động mới, ở đó hiện diện quyền của chủ sử dụng lao động trong quản lí, điều hành và tính chất ấn định chủ thể (đích danh) đối với người lao động. Sự lệ thuộc về mặt pháp lí của người lao động vào người sử dụng lao động là một trong những yếu tố đặc biệt, cho phép người sử dụng lao động có quyền điều khiển, áp đặt ý chí lên chủ thể đối tác, thậm chí có quyền “trừng phạt” khi cho rằng người lao động không tuân thủ những quy tắc của mình đã đặt ra.


    Sự cần thiết phải duy trì quan hệ lao động một cách có tổ chức, có khoa học của chủ sử dụng lao động là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, nó cũng gây nên không ít những lo lắng, băn khoăn và thậm chí, trong chừng mực nào đó, ở giai đoạn nào đó, là sự đau khổ của giới cần lao. Bình sinh, người ta quan niệm rằng nếu đã là quan hệ xã hội bình đẳng thì làm gì có chuyện chủ thể này lại có quyền áp đặt ý chí và quyền lực lên chủ thể kia. Nhưng từ lâu, người ta không còn tranh đấu vì lí lẽ đó. Các tranh chấp lao động có cơ sở và nguồn gốc từ những khía cạnh khác, bởi vì, người ta đã thừa nhận công khai sự áp đặt đó nhưng lại không chấp nhận bị mất đi những lợi quyền mà họ có thể hoặc phải có được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...