Chuyên Đề Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kỹ năng Luật sư trong các vụ án hành chính

    ________________________________________
    I. NỘI DUNG VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
    1. Khởi kiện vụ án hành chính
    Khởi kiện vụ án hành chính là một phương thức mới được áp dụng ở nước ta chỉ trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây. Đây là một bước phát triển đáng khích lệ nhằm tạo điều kiện cho người dân, cơ quan, tổ chức có thêm sự lựa chọn cơ quan tiến hành giải quyết vụ việc hành chính nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch của pháp luật, đồng thời nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ.
    Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 thì các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính .
    2. Đối tượng khởi kiện đối với các vụ án hành chính
    Hiện nay, việc khởi kiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là rất ít gặp, mà phổ biến là việc khởi kiện đối với các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, việc khởi kiện này, trên thực tế đã xảy ra không ít sự nhầm lẫn vì không phải quyết định hành chính nào cũng là đối tượng để khởi kiện tại Tòa án. Nhiều người dân khi khởi kiện ra toà, đã khởi kiện các quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước đối với quyết định hành chính do cơ quan này ban hành. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn khởi kiện cả các quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo, cho dù các quyết định này đã ghi rõ “đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, có hiệu lực pháp luật”.
    Một quyết định hành chính là đối tượng để khởi kiện tại Tòa án thì quyết định hành chính đó phải là quyết định hành chính lần đầu. Tức là, quyết định hành chính đó được cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18.4.2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì những quyết định sau cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu, thuộc đối tượng để khởi kiện tại Tòa, đó là:
    * Sau khi ban hành một quyết định hành chính, mặc dù chưa có khiếu nại, nhưng người đã ban hành ra quyết định hành chính đó đã :
    Ban hành quyết định hành chính khác thay thế quyết định hành chính trước: thì quyết định hành chính mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu.
    Ban hành quyết định hành chính khác sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước: thì cả phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi, huỷ bỏ và quyết định hành chính sửa đổi sau này đều được coi là quyết định hành chính lần đầu.
    * Sau khi ban hành một quyết định hành chính, do có khiếu nại nên quyết định hành chính đó bị huỷ bỏ :
    Người đã ban hành quyết định hành chính đó hoặc người có thẩm quyền (nếu quyết định hành chính trước được ban hành không đúng thẩm quyền) ra quyết định hành chính mới: thì quyết định hành chính mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu (cho dù về nội dung nó có thể giống với quyết định hành chính trước).
    Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngoài việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính bị khiếu nại, còn quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới chưa có trong quyết định bị khiếu nại, thì phần quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới này là quyết định hành chính lần đầu.
    Ngoài ra, một quyết định hành chính thuộc đối tượng khiếu kiện tại Tòa án phải là một quyết định hành chính có nội dung thuộc một trong các lĩnh vực được quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi đã pháp điển hóa thẩm quyền của tòa hành chính để người dân áp dụng, theo đó có tổng cộng 22 hành vi được liệt kê tại điều 11 Pháp lệnh. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính mới mà người dân có quyền khởi kiện tại tòa là: Khiếu kiện liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế hoặc trong nước; Khiếu kiện liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ; Khiếu kiện về việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất; Khiếu kiện về quản lý hộ tịch; Khiếu kiện về quản lý đất đai; Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
    3. Quy trình, thủ tục khởi kiện vụ án hành chính.
    Theo quy định từ khoản 1 đến 16 của Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, từ ngày 01.6.2006, các loại việc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần một hoặc cả lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết không nhận được kết quả, hoặc nhận được kết quả nhưng không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra tòa.
    Để có thể khởi kiện ra tòa, người dân phải có đơn khởi kiện, cùng các quyết định, hành vi hành chính xâm hại đến quyền lợi người dân. Sau khi thụ lý, từ 60 - 120 ngày tòa án sẽ xem xét và đưa vụ án ra xét xử.
    Về thời hiệu khởi kiện, nếu khiếu nại không đúng thời hiệu dẫn đến mất quyền khởi kiện. Tùy theo từng loại việc mà thời hiệu khiếu nại từ 15 ngày đến 90 ngày.
    II. VAI TRÒ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
    1. Sự cần thiết và tầm quan trọng khi Luật sư tham gia vụ án hành chính.
    Trong một chế độ dân chủ, đã nói đến Toà án là phải nói đến Luật sư, nói đến công tác


    2. Vai trò của Luật sư trong vụ án hành chính
    Vai trò của luật sư rất cần thiết và quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Vì từ trước tới nay, công dân chỉ có quyền khiếu tố đến cơ quan hành chính, quyền này được các Hiến pháp của Nhà nước ta và Pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 và 1991 quy định. Nhưng quyền đó nhiều khi không thực hiện được trong thực tế. Vì người bị kiện chính là “quan toà”. Đôi khi đơn khiếu tố được giải quyết bằng một chỉ thị hành chính. Nhưng chỉ thị đó không có hiệu lực thi hành và thường không được thi hành.
    Ngày nay, việc thiết lập Toà án hành chính cùng với vai trò của luật sư tại Toà án đó là một đòi hỏi bức bách của xã hội. Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính có những nét đặc thù sau:
    a. Những hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước là những hành vi đơn phương mà cơ quan quản lý Nhà nước áp đặt đối với người bị quản lý.
    Quan hệ quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Việc người dân đứng ra kiện trước Toà án những hành vi hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước cũng là một quan hệ không bình đẳng.
    Vì người dân đứng kiện là người bị quản lý, về cơ bản là người “thân cô, thế cô”. Còn người bị kiện là cơ quan Nhà nước có cả thế lực của bộ máy Nhà nước đứng sau mình, làm chỗ dựa cho mình. Hơn nữa, nói chung người dân đi kiện ít am hiểu hoặc không am hiểu pháp luật, lại càng không am hiểu công việc và luật lệ và quản lý hành chính Nhà nước.
    Với tình trạng như vậy thì dù luật có quy định nguyên tắc bình đẳng ấy cũng khó thực hiện, thực tế chỉ là những chữ suông, vô nghĩa. Để khắc phục tình trạng bất bình đó, vai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...