LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình xây dựng, hoạt động của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều không thể tách rời hay xem nhẹ công tác đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán, vận chuyển hay giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ mua bán, Doanh nghiệp có nhân sự đàm phán giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển vững mạnh, ký kết được nhiều hợp đồng với nhiều đối tác kinh doanh, hạn chế các rủi ro và giảm mức thiệt hại hoặc mức bồi thường rủi ro, đồng thời dù có phát sinh tranh chấp nhưng vẫn có thể giữ được đối tác kinh doanh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo sự cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghiệp để phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thương trường khắc nghiệt. Vì vậy, công tác đàm phán, soạn thảo các hợp đồng càng không thể xem nhẹ, những người được giao nhiệm vụ thực hiện đàm phán, soạn thảo các hợp đồng là những người luôn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng, nặng nề và khó khăn của doanh nghiệp. Có những lúc có thể đó là công việc liên quan đến vấn đề tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TƯ VẤN ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ KÝ KẾT MỘT HỢP ĐỒNG CỤ THỂ I. LÝ LUẬN CHUNG 1. ĐÀM PHÁN 1.1. Khái niệm Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thoả thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng. Đàm phán là việc hai hay nhiều bên thảo luận và thương lượng với nhau nhằm đạt tới một sự thỏa thuận về một vấn đề nào đó, điều mà sau đó có thể trở thành hiện thực hoặc thậm chí không trở thành hiện thực được (không đạt được thỏa thuận và đàm phán thất bại). Đàm phán có lịch sử lâu đời trong cuộc sống xã hội loài người (việc thương lượng để trao đổi với nhau những thứ săn bắn, hái lượm được của thời tiền sản xuất hàng hóa .). Đàm phán được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội loài người. 1.2. Những nguyên tắc cơ bản trong đàm phán: Đàm phán là một hoạt động tự nguyện. Tránh chọc tức, chỉ trích đối phương. Tránh biểu lộ bộc phát, khiển trách hay chế nhạo cá nhân. Một bên muốn thay đổi tình hình thực tại và tin rằng có thể đạt được. Mục đích của đàm phán là thoả thuận. Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận. Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt. Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên. 1.3. Mô hình lý thuyết chung về đàm phán - Việc đàm phán bắt đầu bằng việc đưa ra yêu cầu và hy vọng vào một kết quả với một tỷ lệ phần trăm cao, thường là cao nhất; - Sau đó, người ta cố gắng tìm ra sự bất hợp lý trong yêu cầu cao mà đối tác đưa ra, từ đó làm rõ việc phải có nhượng bộ để đạt tới một thỏa thuận; - Sự đưa ra những đề xuất sau đó sẽ nhằm làm cho các nhà đàm phán tìm ra, làm cho họ có thể thiết lập được nguyện vọng của họ một cách thực tế. Nghĩa là, nguyện vọng của họ đã được điều chỉnh cùng với quá trình đàm phán, mặc dù hy vọng tối thiểu của họ có thể không bị phương hại; - Việc tìm kiếm những nhượng bộ hữu hiệu đưa các nhà đàm phán đến với giải pháp hoàn tất việc đàm phán. Một xu hướng khác cũng được phát triển, tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu và mô hình hóa hành vi của con người tham gia đàm phán: Trong đàm phán hai quá trình cơ bản cùng xảy ra: quá trình giải quyết vấn đề và quá trình mặc cả. Trong đó, quá trình giải quyết vấn đề là việc thu thập thông tin từ phía đối tác về nguyện vọng và khả năng của họ trong khi giữ kín càng nhiều càng tốt thông tin tương tự của mình. Còn quá trình mặc cả là quá trình sử dụng những thông tin thu thập được để làm thay đổi những nguyện vọng của đối tác nhằm đạt kết quả cuối cùng tối ưu cho mình. Ba bước cơ bản trong quá trình xác định một kết quả cùng có lợi cho các bên đàm phán: Bước 1 là nhận diện vấn đề; Bước 2 là tìm ra và làm rõ các phương án và hệ quả của nó; Bước 3 là giải quyết vấn đề thông qua việc tìm ra giải pháp tốt nhất. Tuy việc khái quát và đưa ra những mô hình lý thuyết về đàm phán có một giá trị nhất định về mặt lý luận, làm cho chúng ta hình dung được một cách chung nhất thế nào là đàm phán và các định dạng cơ bản của chúng, nhưng trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, quá trình đàm phán mang nặng yếu tố đặc thù, cần được chú ý một cách đúng mức thì mới mong thành công được. Luận văn chia làm 3 chương Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán. Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn toàn. Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.