Tiểu Luận Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU Sa thải là hình thức kỷ luật cao nhất mà người sử dụng lao động được áp dụng để xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Khi bị sa thải, người lao động bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập; nếu bị sa thải theo khoản 1, khoản 2 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động không được trợ cấp thôi việc. Như vậy, xét về hậu quả pháp lý thì sa thải cũng như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đều dẫn đến chấm dứt quan hệ lao động; còn xét về phương diện quyền và nghĩa vụ thì kỷ luật lao động sa thải là đặc quyền của người sử dụng lao động.
    Kỷ luật sa thải là một trong những chế tài pháp lý, nhằm duy trì trật tự trong quản lý lao động. Nếu áp dụng đúng thì sẽ phát huy được tác dụng tích cực và ngược lại nếu sa thải tuỳ tiện sẽ gây mất ổn định trong quan hệ lao động, làm giảm hiệu quả sản xcuất và khi xảy ra tranh chấp sẽ tổn phí thời guan công sức của cải vật chất của các bên tranh chấp và uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm sút.
    Tranh chấp về kỷ luật sa thải là loại tranh chấp mà mâu thuẩn giữa các bên thường gay gắt. Người sử dụng lao động thường có xu hướng lạm quyền, còn người lao động thì đứng trước nguy cơ mất việc làm, mất nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Do đó, họ sử dụng triệt để quyền khiếu nại, khởi kiện yêu cầu Toà án và các cơ quan nhà nước, các tổ chức can thiệp. Việc giải quyết các vụ kiện vì thế cũng thường bị kéo dài do các bên kháng cáo, khiếu nại nhiều lần.
    Tranh chấp kỷ luật sa thải ngày có chiều hướng gia tăng, nhưng qua kết quả khảo sát thì sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động loại này của người lao động (kể cả người sử dụng lao động) còn bất cập, nhiều vụ việc đưa đến Toà án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì vụ việc không đúng thẩm quyền tòa án hoặc về điều kiện chủ thể khởi kiện chưa đúng với pháp luật tố tụng quy định . Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, điều chỉnh một cách hài hòa, ổn định mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Với vai trò là một luật sư để góp phần thực hiện tốt chức năng xã hội, chức năng hành nghề, phạm vi và hoạt động hành nghề theo quy định, Luật sư cần rèn luyện nâng cao kỹ năng hành nghề trong mọi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của mình, cho nên “Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện tranh chấp về kỷ luật lao động theo hình thức sa thải” cũng là một nội dung cần thiết mà người luật sư cần quan tâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...