Luận Văn Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 10/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mục lục . .i
    Danh mục các từ viết tắt . .iii
    Danh mục các bảng .v
    Danh mục các hình và biểu đồ . .vi
    LỜI NÓI ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ,
    HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ7
    1.1. Tổng quan về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử 7
    1.1.1. Tổng quan về thương mại điện tử .7
    1.1.2. Khái niệm về hợp đồng điện tử .15
    1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng điện tử 17
    1.1.4. Phân loại hợp đồng điện tử .19
    1.1.5. Cấu trúc của hợp đồng điện tử 24
    1.1.6. Cơ sở pháp lý của hợp đồng điện tử 25
    1.2. Ký kết hợp đồng điện tử 26
    1.2.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng điện tử .26
    1.2.2. Chủ thể của hợp đồng điện tử .27
    1.2.3. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử 28
    1.2.4. So sánh việc ký kết HĐĐT với ký kết hợp đồng truyền thống 43
    1.2.5. Điều kiện đảm bảo ký kết hợp đồng điện tử thành công 44
    1.3. Thực hiện hợp đồng điện tử 56
    1.3.1. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử 57
    1.3.2. Thanh toán và giao hàng trong thực hiện HĐĐT .64
    1.3.3. Vi phạm hợp đồng điện tử và tranh chấp về hợp đồng điện tử .66
    1.3.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử 74
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
    ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .78
    2.1. Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên thế giới 78
    2.1.1. Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới 78
    2.1.2. Khung pháp luật cho việc ký kết và thực hiện HĐĐT trên thế giới. .82
    2.1.3. Thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT tại một số nước trên thế giới91
    2.2. Thực trạng ký kết và thực hiện HĐĐT tại Việt Nam 132
    2.2.1. Ký kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam 132
    2.2.2. Tình hình thực hiện hợp đồng điện tử tại Việt Nam 145
    2.3. Đánh giá về tình hình ký kết và thực hiện HĐĐT tại Việt Nam .155
    2.3.1. Một số kết quả đã đạt được trong việc ký kết và thực hiện HĐĐT 155
    2.3.2. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân tồn tại 156
    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHANH
    CHÓNG VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
    NAM NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 164
    3.1. Dự báo về sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu về ký kết
    hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 164
    3.1.1. Việt Nam hội nhập KTQT và dự báo triển vọng phát triển TMĐT đến
    năm 2020 164
    3.1.2. Triển vọng sử dụng hợp đồng điện tử trên thế giới .165
    3.1.3 Triển vọng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam .166
    3.2. Các giải pháp phát triển nhanh chóng việc ký kết và thực hiện hợp đồng
    điện tử tại Việt Nam . .168
    3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ Việt Nam .168
    3.2.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp Việt Nam .175
    3.3. Một số kiến nghị và đề xuất mô hình ký kết và thực hiện HĐĐT đối với
    doanh nghiệp .183
    3.3.1. Một số kiến nghị nhằm lưu ý các doanh nghiệp trong việc ký kết và
    thực hiện hợp đồng điện tử .183
    3.3.2. Đề xuất quy trình và mô hình phần mềm ứng dụng trong việc ký kết
    và thực hiện hợp đồng điện tử của các doanh nghiệp .190
    KẾT LUẬN 196
    Danh sách các công trình của tác giả liên quan đến luận án i
    Tài liệu tham khảo .i ii
    Các phụ lục . .x

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin (CNTT) và thương mại điện tử
    (TMĐT) đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh
    nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành
    những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và dễ
    dàng ký kết hợp đồng với mọi đối tác trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng,
    thương mại điện tử giúp người mua có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng
    hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới chỉ bằng một vài động tác kích
    chuột và sử dụng bàn phím. Đó chính là những thủ tục đơn giản đầu tiên của quy trình
    ký kết hợp đồng điện tử mà thời gian đầu được gọi là sự trao đổi dữ liệu điện tử, giao
    dịch “không giấy tờ”. Nhờ những thành tựu có được từ công nghệ thông tin, giao dịch
    “không giấy tờ” đã đem lại những lợi ích thật bất ngờ: một dịch vụ mua bán vé máy
    bay trực tuyến trung bình trước đây phải mất 10.00 USD nhưng khi tiến hành qua
    Internet (phi giấy tờ) chỉ mất chi phí khoảng 1.00 USD [, tr.18]. Bên cạnh đó, thời gian
    giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax và bằng 0,5% thời gian
    giao dịch qua bưu điện [, tr.25]. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp và người tiêu
    dùng tích cực khai thác và ứng dụng những thành tựu của CNTT trong kinh doanh.
    Rõ ràng CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, là
    nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Nhờ ứng dụng
    CNTT và TMĐT, nhờ việc tích cực ký kết hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp nhỏ
    của Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường
    rộng lớn ở trong nước cũng như ngoài nước. Mạng Internet làm cho hoạt động kinh tế
    vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Nhận thức
    rõ tác động tích cực của việc ứng dụng CNTT, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng
    Toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định sự cần thiết phải “ứng dụng Công nghệ thông tin
    trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất,
    chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia, liên kết với một số mạng
    thông tin quốc tế” [, tr.20]. Để cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và cũng để
    đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, năm 2005, hàng loạt các văn bản
    pháp luật đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp để Việt Nam thực hiện
    các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện
    tử. Tiêu biểu trong số đó là Luật Giao dịch điện tử, Luật thương mại và Luật công
    nghệ thông tin Các văn bản pháp luật này đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho
    việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử đã dành
    hẳn chương IV với 6 điều khoản (từ điều 33 đến điều 38) để hướng dẫn việc ký kết và
    thực hiện hợp đồng điện tử.
    Mặc dù vậy, trong thực tế, việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam
    phát triển chưa mạnh mẽ như mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư
    thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực
    cũng đang là rào cản làm cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử gặp nhiều khó
    khăn. Các quy định trong các văn bản pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện
    tử còn chung chung, quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn chưa được
    chuẩn hóa và còn rất phức tạp; Nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí nhiều doanh nghiệp
    vẫn còn xa lạ với việc ký kết hợp đồng điện tử.
    Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề này? Làm thế nào để xây dựng được quy
    trình, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
    thực tiễn của Việt Nam? Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn nữa
    đến việc ký kết hợp đồng điện tử và coi đây là phương tiện hữu hiệu để nâng cao hiệu
    quả và năng lực cạnh tranh của mình, như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
    X đã nhấn mạnh: “từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong
    cách quản lý, đổi mới công nghệ, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh” [, tr.20].
    Để trả lời những câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu vấn đề một cách đầy đủ
    và toàn diện. Đó chính là lý do để vấn đề “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong
    điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...