Luận Văn Ký kết hợp đồng kinh tế

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ký kết hợp đồng kinh tế

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong cuộc sống chúng ta, những giao dịch giữa các bên để thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu . đều liên quan đến việc thiết lập quan hệ hợp đồng - một thoả thuận ràng buộc về mặt pháp lý. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, những điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hoá cũng chính là những điều kiện ra đời của hợp đồng. Hợp đồng chính là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh trong xã hội.
    Ở nước ta, kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu phát triển bình đẳng có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải dựa vào các quan hệ hợp đồng kinh tế. Nói một cách khác, hợp đồng kinh tế là phương thức để thực hiện các quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ hợp pháp và tất yếu của tất cả các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.
    Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước ta luôn luôn chú ý đến việc điều chỉnh pháp lý các hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế, trong đó việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế là một nội dung hết sức quan trọng.
    Trước sự vận hành của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ của một Nhà nước pháp quyền thì việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là cần thiết và hợp lý. Vì lẽ đó, ngày 25/09/1989 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nó thể chế hoá tư tưởng về đổi mới cơ chế kinh tế của Đảng. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là công cụ pháp lý, là bộ phận của cơ chế quản lý kinh tế và là yếu tố không thể thiếu được của nền kinh tế hiện nay.
    Với ý nghĩa hết sức quan trọng đó hợp đồng kinh tế là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của chính các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường. Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các chủ thể kinh doanh có căn cứ vững chắc để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình phù hợp với nhu cầu của thị trường. Kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được nếu người sản xuất ký được hợp đồng mua nguyên vật liệu để sản xuất và ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của mình.
    Đồng thời hợp đồng cụ thể hoá, chi tiết hoá kế hoạch sản xuất kinh doanh của người kinh doanh thành số lượng và chất lượng cụ thể. Mua, bán cái gì, giá cả ra sao, vào thời gian nào để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là do người kinh doanh quyết định và thoả thuận với khách hàng.
    Có thể nói nắm vững pháp luật về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc, điều kiện trình tự đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết để tránh những rủi ro khi ký kết hợp đồng, đồng thời cũng là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh khác vận hành tốt.
    Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế mới, đóng vai trò là công cụ chủ yếu của Nhà nước quản lý có hiệu quả các quá trình kinh tế. Song, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành từ năm 1989, đó là thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới, bởi vậy, không thể tránh khỏi những quy định bất cập với sự vận động không ngừng của các quá trình kinh tế. Nhiều vấn đề đã và đang gây nhiều tranh cãi và không thống nhất, nảy sinh nhiều vướng mắc trong vấn đề xác định luật áp dụng và thực tiễn giải quyết các tranh chấp. Có thể nói, sự hoàn thiện của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc, điều kiện trình tự trong đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết để tránh những rủi ro khi ký hợp đồng kinh tế.Và vì vậy, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc. Những lý do cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ký kết hợp đồng kinh tế đã nêu ở trên, cũng là lý do mà em lựa chọn vấn đề “Ký kết hợp đồng kinh tế” để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp. Bằng những kiến thức và sự hiểu biết còn hữu hiệu, chắc rằng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót đáng kể, vì vậy em rất momg được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
    Với đề tài này, luận văn được bố cục như sau :
    Lời mở đầu.
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về hợp đồng kinh tế
    Chương 2 : Thực trạng việc ký kết hợp đồng kinh tế và hướng hoàn thiện pháp luật về ký kết hợp đồng kinh tế.
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo.
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 2
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng kinh tế 5
    1.1. Những vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của hợp đồng kinh tế 5
    1.1.1. Sự ra đời của chế định hợp đồng và hợp đồng kinh tế 5
    1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh tế 10
    1.1.3 Vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường 13
    1.2. Ký kết hợp đồng kinh tế 16
    1.2.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế 16
    1.2.2. Căn cứ ký kết hợp đồng kinh tế 18
    1.2.3. Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế 20
    1.2.4. Cách thức ký kết hợp đồng kinh tế 22
    1.2.5. Những điều khoản thoả thuận khi ký kết thể hiện trong nội dung của hợp đồng 23
    1.2.6. Hợp đồng vô hiệu 31
    Chương 2 : Thực trạng việc ký kết hợp đồng kinh tế và hướng hoàn thiện pháp luật về ký kết hợp đồng kinh tế. 34
    2.1. Thực trạng ký kết hợp đồng kinh tế 34
    2.2. Kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật về ký kết hợp đồng kinh tế 55
    Kết luận 66
    Tài liệu tham khảo 68


    CHƯƠNG I :
    Cơ sở lý luận về hợp đồng kinh tế

    1.1. Những vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của hợp đồng kinh tế.
    1.1.1. Sự ra đời của chế định hợp đồng và hợp đồng kinh tế.
    a- Sự ra đời chế định hợp đồng .
    Phân công lao động xã hội phản ánh sự phát triển cao của nền sản xuất , đòi hỏi tất yêú phải có sự trao đổi sản phẩm - một khâu quan trong trong quá trình tái sản xuất xã hội. Về vấn đề trao đổi sản phẩm hàng hoá, C.Mác đã viết: Tự chúng, hàng hoá không thể đi tới thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó quan hệ với nhau như những hàng hoá thì những người giữ hàng hoá phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó . mối quan hệ ý chí đó, mà hình thức của nó bản giao kèo dù có được củng cố thêm bằng pháp luật hay không cũng vậy - là một mối quan hệ ý chí, phản ánh mối quan hệ kinh tế. Như vậy, ở đây mối quan hệ giữa những người giữ hàng hoá” là nội dung mà hình thức của nó là “bản giao kèo” được thiết lập trên cơ sở tự do ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá. Khi được pháp luật tác động đến quan hệ kinh tế trên trở thành quan hệ pháp luật và “bản giao kèo” trở thành hình thức pháp lý của nó. Về tên gọi, trên thực tế “bản giao kèo” còn được gọi là hợp đồng hay khế ước. Trao đổi sản phẩm hàng hoá dẫn tới sự ra đời của hợp đồng. Hợp đồng là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh doanh trong xã hội.
    Có thể nói, trong tất cả các sắc thái của luật pháp hầu như không có luật nào có ý nghĩa toàn diện và có ảnh hưởng rộng khắp trong đời sống của chúng ta như luật hợp đồng. Mỗi hoạt động cá nhân hay kinh doanh đều liên quan đến hợp đồng và do đó luật hợp đồng ảnh hưởng đến hầu hết những hoạt động bình thường của chúng ta. Thí dụ, mua quà sinh nhật, thuê một căn hộ, trả học phí học thêm, làm việc tại một cơ sở, ngay cả việc đổ đầy bình xăng cũng là kết quả của hợp đồng .
    Do đó, có thể thấy rằng hiểu đúng và có cách nhìn cơ bản nhất về bản chất của hợp đồng là điều hết sức quan trọng.
    Trong khoa học pháp lý, hợp đồng được hiểu là sự thoả thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên về một ván đề nhất định trong sinh hoạt xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Để đạt được sự thoả thuận, các bên trong quan hệ hợp đồng phải bày tỏ ý chí của mình cho bên kia biết. ý chí của các bên khi đã thống nhất thành sự thoả thuận sẽ được biểu hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định như lời nói, giấy tờ .v.v . Gọi là hình thức của hợp đồng. Trong xã hội có Nhà nước và Pháp luật, ý chí của các bên phải phù hợp và ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy định của pháp luật. Do đó việc ký kết hợp đồng đã làm phát sinh một quan hệ pháp luật.
    Các bên trong quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng tuỳ thuộc vào loại hợp đồng, chủ thể có thể là cá nhân (thể nhân) hoặc tổ chức. Bên có nghĩa vụ thực hiện hành vi phát sinh từ hợp đồng gọi là bên có nghĩa vụ (còn là người thụ trái), bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện một hành vi gọi là bên có quyền (còn gọi là trái chủ)


     
Đang tải...