Tài liệu Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    KÝ HIỆU BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

    Tỷ lệ1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10 000

    1:25 000; 1:50 000; 1:100 000

    1:250 000 và 1:1 000 000

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

    1. Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ
    lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000; 1:50000; 1:100000; 1:250000 và
    1:1000000 được áp dụng thống nhất cho việc thành lập bản đồ hiện trạng sử
    dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cả nước; vùng địa lý tự nhiên -
    kinh tế; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện,
    quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); xã, phường, thị
    trấn (gọi chung là cấp xã) .

    2. Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
    đất tỷ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000; 1:50000; 1:100000;
    1:250000 và 1:1000000 là cơ sởđể kiểm tra, thẩm định các Dự án, Thiết kế kỹ
    thuật - dự toán các công trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
    đồ quy hoạch sử dụng đất.

    3. Mỗi ký hiệu có tên gọi, mẫu trình bày và giải thích nguyên tắc thể hiện.
    Ký hiệu gồm 3 loại:

    - Ký hiệu theo tỷ lệ.

    - Ký hiệu nửa theo tỷ lệ.

    - Ký hiệu phi tỷ lệ.

    4. Kích thước và lực nét ghi chú bên cạnh ký hiệu tính bằng milimét, nếu
    ký hiệu không có ghi chú lực nét thì qui ước lực nét là 0,1- 0,15 mm. Ký hiệu
    nửa theo tỷ lệ chỉ ghi kích thước qui định cho phần không theo tỷ lệ, phần còn
    lại vẽ theo tỷ lệ bản đồ.

    5. Trong phần giải thích ký hiệu chỉ giải thích những khái niệm chưa được
    phổ biến rộng rãi hay dễ nhầm lẫn và có thểđưa ra một số quy định hoặc chỉ dẫn
    biểu thị.

    6. Trong trường hợp phải biểu thị chính xác, tâm của ký hiệu phải trùng
    với tâm của đối tượng biểu thị. Quy định vị trí tâm của ký hiệu như sau:

    - Ký hiệu có dạng hình học: tròn, vuông, tam giác thì tâm ký hiệu là
    tâm của các hình đó.

    - Ký hiệu tượng hình có đường đáy: đình, chùa, miếu, đền, bưu điện thì
    tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy.

    - Ký hiệu hình tuyến: biên giới, địa giới, đường sắt, đường giao thông .
    thì trục tâm là đường giữa của ký hiệu.

    7. Những ký hiệu có kèm theo dấu ( * ) quy định biểu thị trên bản đồ có tỷ
    lệ lớn nhất của cột tỷ lệđó.

    3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...