Báo Cáo KT514 - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​


    Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế quản lí kinh tế tài chính có đổi mới sâu sắc đã tác động lớn tới các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan. Do đó, để có thể đứng vững tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả sát thực là đem lại lợi nhuận. Lợi nhuận chính là tiền đề “cất cánh“ để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.

    Và trong bất kỳ xã hội nào tiền lương luôn là vấn đề được coi trọng hàng đầu, cấp thiết, được mọi người quan tâm. Chính vì thế nó luôn luôn được cải tiến để phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

    Xét về mặt kinh tế, tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, gắn liền với lợi ích và cách phân chia lợi ích của từng thành viên trong xã hội đó, gắn liền giữa lợi ích của con người với các tổ chức kinh tế. Việc phân phối tiền lương còn là cơ sở để thực hiện tái sản xuất sức lao động, thực hiện chiến lược phát triển con người.

    Vậy, có thể hiểu: tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung, cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.

    Hiện nay, đối với khu vực sản xuất – kinh doanh, tính chất hàng hoá của sức lao động đã được thừa nhận một cách tự nhiên nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết bản chất và vai trò của lao động, tiền lương trong khu vực quản lý nhà nước và xã hội, vẫn muốn gắn sự tuyển dụng suốt đời với tính chất bao cấp về tiền lương như trước đây, vẫn có sự so sánh giữa chính sách biên chế với các hợp đồng lao động . Quan hệ cung ứng và sử dụng lao động tuỳ thuộc vào từng quốc gia và tuỳ từng giai đoạn kinh tế – xã hội mà có những chính sách phù hợp nhất định, nhưng bản chất của lao động và tiền lương trong các quan hệ đó là thống nhất với khái niệm đã nêu ở trên . Nền kinh tế thị trường càng phát triển và được xã hội hoá cao, thì quan hệ cung ứng và sử dụng sức lao động trên tất cả các lĩnh vực càng trở nên linh hoạt hơn, tiền lương trở thành nguồn thu nhập duy nhất, là mối quan tâm và động lực lớn nhất với mọi đối tượng cung ứng sức lao động .

    Căn cứ vào đó, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình hình thức trả lương, tính lương thích hợp

    Với tầm quan trọng nói trên của vấn đề tiến lương cũng như công tác tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn liền với yếu tố con người, chất lượng, năng suất công việc luôn đi kèm với lợi ích kinh tế xã hội

    Bằng những kiến thức trang bị trong quá trình học tập tại trường và những hiểu biết thực tế tại đơn vị thực tập. Cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo Thanh Hương và tập thể cán bộ, công nhân viên phòng kế toán của công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế em đã chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

    Nội dung của chuyên đề được trình bày gồm ba phần:

    - Phần một: Các vấn đề chung vế tiền lương và các khoản trích theo tiền lương .

    - Phần hai: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế .

    - Phần ba: Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...