Luận Văn KT466 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 905

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​


    Thế giới này đang ở giai đoạn phát triển cao nhất của kinh tế thị trường. Đặc trưng cơ của kinh tế thị trường là sản xuất hàng hóa. Mà mục đích cuối cùng của sản xuất hàng hoá là đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận về cho sản xuất. Muốn vậy nhà sản xuất (Tức doanh nghiệp) phải sản xuất ra được những sản phẩm có thể thoả mãn cao nhất các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần của con người (Nhu cầu tiêu dùng), với chu trình sản xuất nhanh nhất, rẻ nhất, thuận tiện nhất với chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp, hợp thi hiếu, được người tiêu dùng ưa chuộng. Và do đó nhà sản xuất cũng đạt được mục đích thu lợi nhuận của mình.

    Hơn bao giờ hết việc sản xuất, việc sản xuất hàng hóa của các nhà doanh nghiệp bao giờ cũng bị chi phối bởi các quy luật tất yếu khách quan của kinh tế thị trường. Đó là các quy luật về giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật cung, - cầu, và quy luật cạnh tranh trên thị trường.

    Đất nước Việt Nam ta đang phát triển ở những bước ngoặc quan trọng trên con đường đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ là:’’ Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa

    Như vậy là Đảng ta khảng định việc phải thừa nhận các quy luật chung của kinh tế thị trường, coi chúng như là một đòi hỏi tất yếu khách quan để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó cạnh tranh và khát vọng lơi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư phát triển sản xuất để chiếm lĩnh thị trường.

    Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nền kinh tế thể hiện ở cơ cấu vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư và tốc độ đầu tư cho xây dựng cơ bản. Sự hình thành và phát triển của các đơn vị xây lắp là đòi hỏi tất yếu của việc phát triển của nền kinh tế đất nước.

    Trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thì hệ thống kinh tế - tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành sản xuất đối với mỗi doanh nghiệp cũng như việc điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với sản xuất của toàn xã hội.

    Việc học tập nghiên cứu hệ thống kinh tế tài chính của đất nước là nhằm góp phần đẩy mạnh vai trò của công tác tài chính kế toán trong việc giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương sử dụng tốt hơn các công cụ vốn có của mình trong việc điều hành sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

    Hạch toán kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế - tài chính giúp các nhà sản xuất kinh doanh, các tổ chức hành chính sự nghiệp thông qua các công cụ kế toán của mình nắm được hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các nguồn tài chính. Đối với chính phủ và cơ quan chính quyền các cấp thì đây là một trong những công cụ quan trọng nhất để chỉ đạo điều hành vĩ mô nền kinh tế.

    Trong các đơn vị xây lắp thì công tác tổ chức hạch toán kế toán là một nhiệm vụ quan trọng để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp định hình tốt việc tổ chức cơ cấu bộ máy điều hành sản xuất và các đơn vị sản xuất. Trên cơ sở giải quyết tốt việc quản lý các định mức tiêu hao về nguồn vật liệu, tiền công và các chi phí khác nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, hợp thị hiếu của người tiêu dùng và có sự cạnh tranh trên thị trường.

    Vì vậy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình hình giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc tôt chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

    Qua thực tế thực tập ở Xí nghiệp Sông Đà 905 tôi càng nhận thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò to lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và sử dụng lao động ở cơ sở giúp cho Giám đốc xí nghiệp có những quyết sách đúng đắn làm cho sản xuất kinh doanh của đơn vị không ngừng phát triển.

    Đây là một nhiệm vụ quan trọng và cũng là khâu phức tạp, khó khăn trong công tác kế toán ở các đơn vị xây lắp.

    Trong thời gian thực tập hơn 1 tháng ở Xí nghiệp sông đà 905 tôi đã được các thầy cô giáo hướng dẫn thực tập cũng như lãnh đạo của Xí nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ để bản thân được tiếp xúc với thực tế công tác hạch toán kế toán của đơn vị và đối chiếu với kiến thức đã học được ở trường.

    Tôi xin mạnh dạn trình bày một số hiểu biêt về lý luận chung và thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp sông đà 905.

    Kính mong được các thầy cô giáo cũng như lãnh đạo Xí nghiệp góp ý kiến để tôi tiếp thu bồi dưỡng nâng cao kiến thức của bản thân nhằm đạt được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định để có thể hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đóng góp được nhiều cho doanh nghiệp và cho Xã hội.

    Chuyên đề thực tập: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 905.

    CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 PHẦN CHÍNH

    Phần I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

    Phần II: Tình hình kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 905.

    Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Sông Đà 905.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...