Luận Văn KT154 - Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Xây dựng cơ bản (XDCB) là nghành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP, là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có tốc độ phát triển chưa từng có ở nước ta. Điều này đồng nghĩa vốn đầu tư XDCB cũng tăng lên. vấn. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vốn và lợi nhuận có hiệu quả trong điều kiện sản xuất XDCB trải qua nhiều công đoạn, thời gian thi công có thể lên vài năm.
    Chính vì vậy, hạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng. Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng thực hiện quản lý điều hành, kiểm tra giám sát các hoạt động Tài chính trong đơn vị.
    Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, việc hạch toán nói chung và vận dụng vào tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nói riêng cũng được đổi mới hoàn thiện.
    Đối với người lao động, sức lao động họ bỏ ra là để đạt được lợi ích cụ thể, đó là tiền công (lương) mà người sử dụng lao động của họ sẽ trả. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phân tích hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) rất được người lao động quan tâm. Trước hết là họ muốn biết lương chính thức được hưởng bao nhiêu, họ được hưởng bao nhiêu cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và họ có trách nhiệm như thế nào với các quỹ đó. Sau đó là việc hiểu biết về lương và các khoản trích theo lương sẽ giúp họ đối chiếu với chính sách của Nhà nước quy định về các khoản này, qua đó biết được người sử dụng lao động đã trích đúng, đủ cho họ quyền lợi hay chưa. Cách tính lương của doanh nghiệp cũng giúp cán bộ công nhân viên thấy được quyền lợi của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp.
    Còn đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về quá trình hạch toán lương tại doanh nghiệp giúp cán bộ quản lý hoàn thiện lại cho đúng, đủ, phù hợp với chính sách của Nhà nước, đồng thời qua đó cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được quan tâm bảo đảm về quyền lợi sẽ yên tâm hăng hái hơn trong lao động sản xuất. Hoàn thiện hạch toán lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhờ giá cả hợp lý. Mối quan hệ giữa chất lượng lao động (lương) và kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác trong hạch toán cũng giúp rất nhiều cho bộ máy quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chiến lược để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của lao động tiền lương, trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây dựng 244, nhờ sự giúp đỡ của phòng kế toán và sự hướng dẫn của Thầy giáo, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244”.


    NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC XÂY DỰNG GỒM 3 PHẦN.
    Phần I: Những lý luận cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương
    Phần II: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244.
    Phần III: Nhận xét, đánh giá và một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244.


    MỤC LỤC


    Lời mở đầu 1
    Phần 1: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 3
    1.1.Đặc điểm, vai trò, vị trí của tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 3
    1.1.1.Bản chất và chức năng của tiền lương 3
    1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 4
    1.1.2.1 Vai trò của tiền lương 4
    1.1.2.2. ý nghĩa của tiền lương 4
    1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương 4
    1.2.Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 5
    1.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian 5
    1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm 6
    1.2.2.1.Theo sản phẩm trực tiếp. 6
    1.2.2.2.Theo sản phẩm gián tiếp 6
    1.2.2.3 Theo khối lượng công việc 6
    1.2.3. Hình thức tiền lương hỗn hợp 6
    1.2.4.Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương 7
    1.3.Quỹ tiền lương,quỹ BHXH, quỹ BHYT và KPCĐ 7
    1.3.1 Quỹ tiền lương 7
    1.3.2.Quỹ bảo hiểm xã hội 7
    1.3.3. Quỹ bảo hiểm y tế 8
    1.3.4.Kinh phí công đoàn 8
    1.4 Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoảntrích theo lương 8
    1.5.Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 9
    1.5.1.Hạch toán số lượng lao động 9
    1.5.2.Hạch toán thời gian lao động 9
    1.5.3. Hạch toán kết quả lao động 9
    1.5.4.Hạch toán tiền lương cho người lao động 9
    1.6. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 10
    1.6.1. Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương,BHXH, BHYT, KPCĐ 10
    1.6.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 10
    1.6.2.1. Tài khoản sử dụng 10
    1.6.2.2. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 11
    1.7 Hình thức sổ kế toán 15
    Phần II: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp Xây dựng 244 19
    2.1 khái quát chung về Xí NGHIệP xây dựng 244. 19
    2.1.1 Lịch sử hình thành. 19
    2.1.1.1. Quá trình phát triển. 19
    2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 20
    2.1.1.3. Tình hình hoạt động của xí nghiệp trong những năm qua. 20
    2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây dựng 244 22
    .2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức SXKD. 22
    2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ SXKD. 22
    2.1.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý. 24
    1.1. Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp. 24
    2.1.3. Tổ chức bộ máy Kế toán và bộ sổ Kế toán 29
    2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 29
    2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 29
    2.1.3.3.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 32
    1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. 33
    2.2. Thực trạng thực hiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp Xây dựng 244. 33
    2.2.1. Đặc điểm về lao động của Xí nghiệp Xây dựng 244. 33
    2.2.3. Thực tế hạch toán tiền lương và BHXH 34
    Phần III. Nhận xét, đánh giá và một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán Tiền lương và Bảo hiểm tại xí nghiệp xây dựng 244 63
    1. Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại xí nghiệp xây dựng 244 63
    3.1.1. Ưu điểm 64
    3.1.2. Nhược điểm: 66
    2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244 67
    Kết luận 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...