Luận Văn KT139 - Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​Qua nghiên cứu, chúng ta đã nhận thấy trong quản lý kinh tế, quản lý con người là vấn đề cốt lõi nhất, cũng đồng thời là vấn đề tinh tế, phức tạp nhất. Khai thác được những tiềm năng của nguồn lực con người chính là chìa khoá để mỗi doanh nghiệp đạt được thành công trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc phân chia và kết hợp các lợi ích phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Các lợi ích đó bao gồm: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích của ông chủ (hay của doanh nghiệp) và lợi ích xã hội. Lợi ích vật chất của cá nhân người lao động được thể hiện ở thu nhập của người đó.
    Thu nhập và tiền lương đối với người lao động là hai phạm trù kinh tế khác nhau. Tiền lương dùng để chỉ số tiền nhà nước trả cho người lao động trong khu vực nhà nước thông qua các thang, bảng lương và phụ cấp. Thu nhập bao gồm ngoài khoản tiền lương, còn tiền thưởng, tiền chia lợi nhuận và các khoản khác mà các doanh nghiệp phân phối cho người lao động theo sản lượng hay chất lượng lao động. Trong đó, tiền lương là phần thu nhập chính, chiếm tỷ trọng lớn, nó có tác dụng lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống của người lao động. Vì vậy, đối với mọi doanh nghiệp, vấn đề tiền lương trong những năm tới có vị trí quan trọng đặc biệt.
    Để tạo ra động lực to lớn, giải phóng được sức sản xuất, trước hết cần có quỹ tiền lương đủ lớn để chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý, phân phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho công bằng, hợp lý, đúng luật pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của mọi người lao động, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong sản xuất, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một phương thức quản lý, hạch toán tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách đãi ngộ, nhưng cũng phải có những ứng dụng sáng tạo căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
    Công ty Viễn thông Hà nội là đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đơn vị có nhiều đóng góp nỗ lực cho sự phát triển vượt bậc của ngành Bưu điện. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Công ty Viễn thông Hà Nội đã tự khẳng định được mình trên thương trường. Công ty đã có những bước đi vững chắc, phát triển một cách toàn diện và nhanh chóng hội nhập vào mạng lưới thông tin quốc gia, quốc tế. Những thành tựu của Ngành Bưu chính Viễn thông nói chung và của Công ty Viễn thông nói riêng đã góp phần to lớn vào công cuộc xã hội hoá thông tin của đất nước .
    Là sinh viên khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, qua thời gian thực tập tại Công ty Viễn thông Hà Nội, tôi đã có điều kiện củng cố, tích luỹ, làm sáng tỏ những kiến thức tiếp thu được trong nhà trường về cách thức tổ chức, nội dung trình tự công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Đồng thời, quá trình thực tập tốt nghiệp đã giúp tôi có thêm những kiến thức thực tế về lĩnh lực mà tôi mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn. Đó là vấn đề hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại doanh nghiệp.
    Nội dung bản Báo cáo thực tập tốt nghiệp này ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
    Chương I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp.
    Chương II. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Viễn thông Hà Nội.
    Chương III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiền lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động.
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương
    và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 3
    I. Tổ chức hạch toán tiền lương: 3
    1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương: 3
    2. Qũy tiền lương và thành phần của qũy tiền lương: 3
    3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (chế độ tiền lương) 4
    a. Hình thức trả lương theo thời gian 4
    b. Hình thức trả lương theo sản phẩm 4
    c. Lương khoán 7
    4. Nội dung hạch toán tiền lương: 7
    a. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp: 7
    b. Tài khoản sử dụng: 8
    c. Trình tự và phương pháp hạch toán: 8
    II. Tổ chức hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: 10
    1. Khái niệm, nhiệm vụ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: 10
    2. Sự hình thành và sử dụng qũy BHXH, BHYT, KPCĐ: 11
    3. Nội dung hạch toán: 12
    III. Hạch toán các khoản thu nhập khác của người lao động: 14
    IV. Chứng từ , sổ sách dùng để hạch toán tiền lương,
    BHXH, BHYT, KPCĐ: 14
    1. Chứng từ dùng để hạch toán: 14
    a. Bảng chấm công 15
    b. Bảng thanh toán tiền lương 15
    c. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 15
    d. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội 16
    e. Bảng thanh toán tiền thưởng 16
    f. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 16
    g. Phiếu báo làm thêm giờ 16
    h. Hợp đồng giao khoán: 17
    i. Biên bản điều tra tai nạn lao động 17
    2. Sổ sách dùng để hạch toán: 17
    CHƯƠNG II: Thực trạng hạch toán tiền lương và
    các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà nội 22
    I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty
    ảnh hưởng đến công tác kế toán: 22
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 22
    2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 23
    3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 27
    II. Thực trạng lao động, phân phối tiền lương tại Công ty: 29
    1. Các loại lao động trong công ty 29
    2. Các hình thức trả lương hiện nay ở công ty: 30
    3. Thực trạng phân phối tiền lương tại Công ty trong ba năm gần đây: 30
    III. Hạch toán tiền lương chính sách: 32
    IV. Hạch toán tiền lương khoán: 35
    V. Hạch toán BHXH phải trả cho người lao động
    và các khoản tiền thưởng, trợ cấp cho người lao động: 41
    VI. Hạch toán các khoản trích theo lương 42
    1. Trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 42
    2. Các tài khoản sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương 43
    3. Hạch toán các khoản trích theo lương : 43
    VII.Trình tự hạch toán lương: (Lương chính sách và lương khoán) 47
    1. Tính ra tiền lương phải trả CNV 47
    2. Tạm ứng lương 49
    CHƯƠNG III
    Phương hướng hoàn thiện tiền lương
    với việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 59
    I. Đánh giá chung về tình hình hạch toán tiền lương
    và các khoản trích theo lương 59
    1. Ưu điểm 60
    2. Nhược điểm: 60
    II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương
    tại Công ty viễn thông Hà nội 62
    1. Tạo nguồn tiền lương 62
    2. Xây dựng và thực hiện các hình thức trả lương hợp lý 63
    3. Công tác ghi sổ kế toán cần chi tiết và kịp thời hơn nữa 64
    4. Tổ chức tốt công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương 65
    III. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: 65
    Kết luận 67
    Danh mục tài liệu tham khảo 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...