Luận Văn KL luật: Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Với vai trò là nền tảng kinh tế - xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó có biện pháp hình sự. Điều này được thể hiện trong việc xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Hiện nay, các tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra rất phổ biến trong đó tội cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ khá lớn. Chỉ trong vòng 9 năm tính từ năm 1998 đến năm 2007, toàn quốc đã có17655 vụ phạm tội cướp giật tài sản được xét xử sơ thẩm trong tổng số 465945 vụ phạm tội được tòa án xét xử, chiếm tỷ lệ 3,78 %1. Nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây thương tích thậm chí gây chết người.
    Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa X thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2000 đã trở thành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan pháp luật áp dụng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, để áp dụng đúng các qui định của pháp luật trong thực tiễn rất cần được nhận thức và hướng dẫn áp dụng thống nhất.
    Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lí luận và thực tiễn là một trong những đề tài được nhiều nhà khoa học, tác giả quan tâm. Có rất nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành pháp luật như: Tạp chí Luật học có bài: “Trách nhiệm hình sự đối với những người xâm phạm sở hữu”. Bài “Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu” của Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí Nhà nước - Pháp luật số 2/1998 .v.v.
    Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án cũng đề cập đến đề tài này như: “Các tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam” luận văn của thạc sĩ Lương Văn Thức .Các công trình, tài liệu trên đã góp phần tạo nên sự phong phú cho nền tảng lí luận cũng như thực tiễn áp dụng tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ nghiên cứu tội cướp giật tài sản ở khía cạnh tổng quát, đặt tội cướp giật tài sản trong tổng thể các tội xâm phạm sở hữu của luật hình sự Việt Nam, những vấn đề thực tiễn cùng những giải pháp, kiến nghị vẫn còn khá chung chung. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Tội cướp giật tài sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn” một cách toàn diện và có hệ thống là đòi hỏi bức xúc trong điều kiện hiện nay.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I.KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÁI SẢN 3
    I- Khái niệm về tội cướp giật tài sản. 3
    1. Tội cướp giật tài sản trong pháp luật hình sự từ thời kỳ trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985. 3
    2. Tội cướp giật tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999. 5
    II-Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản qui định tại Điều 136 BLHS 1999. 10
    1.Khách thể của tội phạm 11
    2.Mặt khách quan của tội phạm 12
    3.Chủ thể của tội phạm. 18
    4.Mặt chủ quan của tội phạm. 19
    III.Phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội khác. 20
    1.Tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản. 20
    2. Phân biệt tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. 23
    CHƯƠNG II. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN .25
    I. Khung hình phạt cơ bản 25
    II. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất 25
    III. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai 32
    IV.Khung hình phạt tăng nặng thứ ba. 32
    V. Hình phạt bổ sung. 33
    CHƯƠNG III. THỰC TIỄN TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.
    I - Thực tiễn áp dụng tội cướp giật tài sản và một số vấn đề bất cập. 34
    II.Một số đề xuất, kiến nghị 41
    KẾT LUẬN 45
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...