Luận Văn KKhảo sát mật độ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri và Vibrio trong môi trường n

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM TẠ i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH SÁCH BẢNG v
    DANH SÁCH HÌNH .vi

    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . .1
    1.1. Giới thiệu .1
    1.2. Mục tiêu .2
    1.3. Nội dung 2

    CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . .3
    2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus ) 3
    2.2. Tình hình nuôi cá tra trong và ngoài n ước 3
    2.2.1. Trong nước 3
    2.2.2. Ngoài nước 3
    2.3. Một số bệnh thường gặp trên cá tra .4
    2.4. Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri,
    Pseudomonas và Vibrio trên động vật thủy sản .4
    2.4.1. Vi khuẩn Aeromonas 4
    2.4.2. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 6
    2.4.3. Vi khuẩn Pseudomonas 8
    2.4.4. Vi khuẩn Vibrio .9
    2.5. Sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) trong nuôi trồng thủy sản . 10
    2.5.1. Sơ lược về probiotic . 10
    2.5.2. Tình hình s ử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản . 12
    2.5.3. Một số sản phẩm sinh học dùng trong nuôi thủy sản 12

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 14
    3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 14
    3.2. Vật liệu nghiên cứu 14
    3.2.1. Dụng cụ . 14
    3.2.2. Thiết bị 14
    3.2.3. Hóa chất và môi trường 14
    3.2.4. Chế phẩm sinh học . 14
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
    3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và môi trường . 15
    3.3.2. Thu mẫu . 15
    3.3.3. Phân tích mẫu 15
    3.3.4. Xử lý số liệu 16

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 17
    4.1. Sử dụng chế phẩm sinh học và biến động tỷ lệ chết trong ao nuôi 17
    4.1.1. Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi 17
    4.1.2. Sự biến động tỷ lệ chết trong ao nuôi . 17
    3.2. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn phân lập trong trong môi trường nước ở
    hai mô hình nuôi . 20
    3.3. Sự biến động về mật số vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi 21
    3.3.1. Mật số vi khuẩn Aeromonas tổng cộng . 22
    3.3.2. Mật số vi khuẩn Pseudomonas tổng cộng . 24
    3.3.3. Mật số vi khuẩn Edwardsiella ictaluri tổng cộng . 25
    3.3.4. Mật số vi khuẩn Vibrio tổng cộng . 25
    3.4. Mối quan hệ giữa sự biến động mật số vi khuẩn gây bệnh và tình hình xuất hiện bệnh trong ao nuôi . 26
    3.4.1. Ao nuôi đối chứng . 26
    3.4.2. Ao nuôi có sử dụng CPSH . 27

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 30
    5.1. Kết luận 30
    5.2. Đề xuất . 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 31
    PHỤ LỤC 1 36
    PHỤ LỤC 2 39
    PHỤ LỤC 3 40


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Giới thiệu

    Trong những năm gần đây nghề Nuôi trồng Thủy sản ở Việt Nam phát triển rất mạnh, sản lượng xuất khẩu không ngừng tăng lên, trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu thì cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng chiếm sản lượng cao nhất. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm
    2008, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 640 nghìn tấn cá tra, basa các loại, đạt 1,453 tỉ
    USD, duy trì mức tăng trưởng 66% khối lượng và 48% giá trị so với năm 2007.

    Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá tra nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do nuôi cá một cách tự phát chưa theo qui hoạch cụ thể, nuôi với mật độ ngày càng cao, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản chưa đảm bảo đã làm ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt trong quá trình nuôi thì lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá, sự phân hủy các chất hữu cơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển như Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas, Vibrio là tác nhân chính yếu gây ra bệnh xuất huyết, trắng da, bệnh gan thân mủ làm thiệt hại đáng kể đến năng suất ao nuôi (Từ Thanh Dung và ctv, 2003).

    Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho cá không còn được ứng dụng nhiều do dư lượng kháng sinh trong sản phẩm ngày càng cao, không đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu . Do vậy, một số đề tài đã nghiên cứu vai trò của các chế phẩm sinh học (probiotic) trong ao nuôi thủy sản bước đầu mang lại hiệu quả. Nghiên cứu của Vijayabaskar et al (2008) ứng dụng thành công các vi khuẩn có lợi mà cụ thể là nhóm vi khuẩn bacillus sp trong nuôi cá rô phi nhằm để hạn chế mầm bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Một nghiên cứu khác khi sử dụng CP Bio-dream trong bể ương ấu trùng tôm càng xanh cho thấy các yếu tố thủy lý, hóa trong môi trường nước bể ương như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, khí NH3, đều tốt hơn so với ao đối chứng (Oanh et al., 2004). Qua đó việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản có ý nghĩa thực tiễn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản ở nước ta phát triển một cách bền vững (Nguyễn Phước Thành, 2007).

    Để hiểu rõ thêm quan hệ giữa các nhóm vi khuẩn gây bệnh với tình hình dịch bệnh và tỷ lệ sống của cá nuôi. Đề tài “Khảo sát mật độ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri và Vibrio trong môi trường nước nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) ở Đồng Tháp” được thực hiện.

    1.2. Mục tiêu

    Tìm hiểu mật số của một số giống loài vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học và ao nuôi không sử dụng chế phẩm sinh học.

    1.3. Nội dung
    Phân tích mẫu nước ao nuôi cá tra thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học. Phân tích mẫu nước ao nuôi cá tra thâm canh không sử dụng chế phẩm sinh
    học.
     
Đang tải...