Luận Văn Kinh tế - Xã hội tỉnh Phú Thọ sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế - Xã hội tỉnh Phú Thọ sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI






    Tóm tắt. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI (12/2005) đã xác định một hệ thống mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, nhằm đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ vào năm 2020. Đến nay, 2/3 chặng đường đã trôi qua, kinh tế Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mức đề ra cho năm 2010, nhiều chỉ tiêu đã vượt mức trung bình chung cả nước. Tuy vậy, do những khó khăn chủ quan và khách quan, nên hiện vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch Đại hội đề ra, thậm chí có vài chỉ tiêu mới đạt hơn một nửa kế hoạch. Để hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2010, trong 2 năm còn lại Phú Thọ còn phải giải quyết rất nhiều việc, mà trước hết là phải tập trung vào việc huy động vốn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; phát triển mạnh các ngành nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi đôi với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HÐH).





    Với quyết tâm đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng của công nghiệp và dịch vụ, tại Đại hội lần thứ XVI (tháng 12/2005), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã xác định mục tiêu chủ yếu phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 như sau(1):
    - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11.5%/năm trở lên.
    - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng trên 5%/năm; công nghiệp tăng 16 - 18%/năm; và dịch vụ tăng 15%/năm.


    __ __
    * ĐT: 84-4-38586385
    E-mail: [email protected]
    (1) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI
    (12/2005)













































    268

    - Kim ngạch xuất khẩu tăng 15%/năm.
    - Đến năm 2010
    + Tỷ trọng giá trị CN và XD chiếm: 45 - 46%; DV chiếm: 36 - 37%; và NLN: 18 - 19% trong GDP.
    + Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.
    + Sản lượng lương thực đạt 45 - 46 vạn tấn.
    + GDP/người đạt trên 9.2 triệu đồng; tỷ lệ
    hộ nghèo còn 10% (theo chuẩn mới).
    + Tạo việc làm cho 16 - 18 ngàn lao
    động/năm.
    + Số máy điện thoại/100 dân đạt 15 máy trở lên; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 95% địa bàn dân cư; trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới






    quốc gia; 85% hộ dân được sử dụng nước sạch; 60% số xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục bậc trung học; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 18%(2).
    Đến nay, hai phần ba thời gian đã trôi qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tỉnh, Kinh tế - Xã hội Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, khẳng định sự đúng đắn của một hướng đi mà tỉnh đã lựa chọn.




    1. Một số nét chính về thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2008


    Ba năm gần đây, kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia; trong đó, tác động mạnh nhất đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội mỗi quốc gia là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng còn phải chịu thêm hậu quả nặng nề của thiên tai, trong đó nghiêm trọng nhất là cơn bão số 4 (năm 2006)(3), đã cản trở việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch của tỉnh. Tuy vậy, nền kinh tế Phú Thọ vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ, thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
    Thứ nhất, nền kinh tế đã có sự tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2008 đạt 10.75%/năm; riêng năm 2008, dù gặp rất nhiều khó khăn cả từ bên trong và bên ngoài nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt mức 10.7%, bằng mức tăng của năm 2006 và quy mô GDP đạt mức cao nhất từ trước tới nay (15.421 tỷ đồng)(4). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3.4%/năm. Tại nhiều địa phương, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng trồng


    __ __
    (2) Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI (2005),
    xem tại: http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn
    (3) Cơn báo số 4 đã làm ngập hơn 6200 ha diện tích lúa và ngô; còn tổng số thiệt hại ước tính khoảng 300 tỷ đồng.
    (4) Phú Thọ: Năm 2008 GDP đạt 10.7%, xem tại:
    http://www.phuthotrade-tourism.gov.vn/

    những cây rau màu có giá trị kinh tế cao đã đem lại thu nhập 60 - 70 triệu đồng/ha (cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa, ngô). Đặc biệt, sau 2 năm liên tục sản lượng lương thực bị giảm sút, năm 2008 đã đạt 431.3 nghìn tấn, vượt 1.2 nghìn tấn so với mức kỷ lục của năm 2005. Hiện nay, Phú Thọ là tỉnh đứng thứ 2 trong 11 tỉnh vùng Đông Bắc Bộ về sản xuất lương thực, nhờ đó vấn đề an ninh lương thực của tỉnh được đảm bảo và còn dành được một phần để chăn nuôi. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 8.157 tỷ đồng, tăng 15.6% so với năm 2006; và năm 2008 đạt
    9.401 tỷ đồng, tăng 15.2% so với 2007; trong đó có 8/16 loại sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng khá như: chè chế biến tăng 10.8%; rượu các loại tăng 27.7%; vải thành phẩm tăng 10.2%; quần áo may sẵn tăng 88.7%; giấy bìa tăng 7.6%; xút tăng 6.5%; gạch lát tăng 7.7%. Phú Thọ hiện là tỉnh đứng thứ 18/64 tỉnh thành cả nước về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, với những sản phẩm hàng đầu quốc gia như: giấy, phân bón, chế biến nông, lâm sản; và đứng thứ nhất về sản xuất chè đen. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12.1%/năm, với giá trị toàn ngành đạt 3.120 tỷ đồng năm 2007 và 3.590 tỷ đồng năm 2008. Đặc biệt, sự phát triển dịch vụ cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, dịch vụ kinh doanh vật tư nông nghiệp . đã góp phần to lớn vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
    Thứ hai, cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, sau 3 năm tỷ trọng giá trị nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm được 1.9% (trong khi giá trị tuyệt đối vẫn tăng thêm 167 tỷ đồng); còn công nghiệp và dịch vụ thì tăng cả tỷ trọng lẫn giá trị (công nghiệp tăng thêm
    2344.8 tỷ đồng và 0.7%; dịch vụ tăng 879.3 tỷ
    đồng và 1.2%). Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (thuần), tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt cũng giảm từ 65.6%/năm 2005 xuống còn 57.1%/năm 2008; tương ứng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 30.5% lên 34%; và tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăn
    lên 5%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...