Luận Văn Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE="width: 100%"]
    [/TABLE]

    1. Lý do chọn đề tài

    An Giang - một tỉnh đồng bằng phía Tây nam của tổ quốc - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người An Giang đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
    Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhân dân An Giang với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội (1975 – 1985), bằng sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh An Giang đã thu dược những thắng lợi cơ bản, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở An Giang giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với thực tế địa phương, trong những năm 1986 –
    2005, kinh tế - xã hội An Giang đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
    Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực và sinh động quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ sau ngày giải phóng đến năm 2005 đặc biệt để thấy được thành tựu, sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005) ở tỉnh An Giang là một vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
    Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ thống, đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của một tỉnh đồng bằng Nam bộ nói riêng mà An Giang là một trong những điển hình. Đó cũng là căn cứ khoa học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp,


    từ đó tạo động lực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở An Giang đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa.
    Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ 1986 đến 2005” có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế hệ trẻ có những hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.
    Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
    Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ

    năm 1986 đến năm 2005” làm đề tài luận văn Thạc sỹ sử học của mình.



    2. Lịch sử vần đề

    Nghiên cứu về kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở các vùng nông thôn nói riêng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ở các Trung ương và địa phương quan tâm.
    Trước hết phải kể đến các bài viết của những nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước ta như: “Đổi mới để tiến lên” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, “Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Đỗ Mười, hay “Đổi mới - bước phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Nguyễn Khánh, . Nhìn chung, các tác phẩm này tập trung tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội có tính khái quát trên cả nước, qua đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, đồng thời cũng rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần làm cho chủ trương và đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng phát huy tác dụng trong cuộc sống.
    Các cuốn sách: “Đổi mới kinh tế và phát triển” của tác giả Đoàn Thị Thu Hà, nhà xuất bản Khoa học xã hội 1995; “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp bách” của Trần Xuân Tường, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996; “Đổi mới chính sách xã hội: Luận cứ và giải pháp” của tác giả Phạm Xuân Nam, xuất bản 1997; “Đổi mới để phát triển”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2002, . đã đề cập, nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới mang tính khái quát cả phương diện lý luận và thực tiễn.


    Một số công trình khác nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới như: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn Bích, nhà xuất bản Hà Nội 1994; “Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn”, nhà xuất bản Nông nghiệp 1998; “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn” của Lương Xuân Quý, nhà xuất bản Hà Nội 1999; “Đổi mới nông nghiệp và nông thôn dưới góc độ thể chế”, Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2000; “Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2000, . Trong mức độ nhất định, các công trình này đã cung cấp cách nhìn, đánh giá công cuộc đổi mới trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
    Thời kỳ 1954 – 1975 có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Bộ, vùng đất An Giang hoặc có đề cập đến kinh tế - xã hội An Giang được công bố.
    Dưới chính quyền Sài Gòn, Ban nghiên cứu Tòa Hành chính An Giang còn cho biên soạn các quyển địa phương chí như: Địa phương chí tỉnh Long xuyên 1956, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1956, Địa phương chí An Giang 1959, Địa phương chí An Giang 1961, Địa phương chí An Giang 1963, Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Địa phương chí tỉnh An Giang 1973, đã đề cập một cách tổng quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, danh lam thắng cảnh của tỉnh.
    Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu được xuất bản năm 1973. Tác giả viết về công trình đào kênh, mở đường khẩn hoang lập làng ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu giai đoạn cuối thời vua Gia Long đầu thời vua Minh Mạng.
    Lịch Sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm 1973, cũng đã cung cấp những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng vào thế kỷ XVIII – XIX.
    Tác phẩm Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất đai, thiên nhiên, phong thổ, phong tục, tạp quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam.
    Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An

    Giang, với những vấn đề sâu hơn.

    Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã góp phần tìm hiểu sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam bộ, trong đó có An Giang. Tác giả đã khái quát quá


    trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về

    mặt xã hội.

    Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản năm 1984. Đây là quyển sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế An Giang trong các thế kỷ XVIII – XX.
    Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác giả đã đề cập đến những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hòa hợp vào lãnh thổ nước ta đến thời Pháp thuộc.
    Quyển Văn hóa và cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990 đã nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống trên mảnh đất đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt trong sinh hoạt về mặt kinh tế - xã hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này.
    Tác phẩm Về dân tộc ở vùng đồng bằng sông cửu Long xuất bản năm 1991 đã đề cập khá chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng.
    Quyển Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa xuất bản năm 2000. Tác giả có đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp, công cuộc đào kênh, các hoạt động kinh tế ở An Giang trong hai thế kỷ XVIII – XIX.
    Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và phát triển do Nguyễn Công Bình chủ biên, Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm biên soạn năm 1992, Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên.
    Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An Giang đã phối hợp với Viện khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ; các bài viết trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến kinh tế - xã hội An Giang.
    Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới được Đảng bộ, các cấp chính quyền tỉnh An

    Giang đặc biệt quan tâm.
     
Đang tải...