Tiến Sĩ Kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời Nguyễn (1802 - 1884)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC Trang
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
    3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
    4. Đóng góp của Luận án 6
    5. Bố cục Luận án 6
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    1.1. Các công trình nghiên cứu về nông thôn làng xã Việt Nam 7
    1.2. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Nghệ An 11
    1.3. Các công trình nghiên cứu về huyện Nghi Lộc 15
    1.3. Một vài nhận xét 17
    Chương 2: VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC
    2.1. Điều kiện tự nhiên 19
    2.2. Quá trình hình thành và những thay đổi về diên cách 26
    2.3. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc trước thế kỷ XIX 33
    Chương 3: KẾT CẤU KINH TẾ HUYỆN NGHI LỘC THỜI NGUYỄN
    3.1. Tình hình ruộng đất 38
    3.1.1. Sở hữu công 40
    3.1.2. Sở hữu tư nhân 44
    3.1.3. Một vài nhận xét 54
    3.2. Kinh tế nông nghiệp 55
    3.2.1. Trồng trọt 55
    3.2.2. Chăn nuôi 65
    3.2.3. Khai thác thủy sản 66
    3.3. Các ngành kinh tế khác 68
    3.3.1. Thủ công nghiệp 68
    3.3.2. Thương nghiệp 78
    Chương 4: XÃ HỘI HUYỆN NGHI LỘC THỜI NGUYỄN
    4.1. Tổ chức hành chính 89
    4.2. Bộ máy quản lý xã thôn 94
    4.2.1. Hội đồng lý dịch 94
    4.2.2. Hội đồng kỳ mục 97
    4.2.3. Các tổ chức khác 99
    4.3. Kết cấu xã hội và đời sống nhân dân 110
    4.3.1. Kết cấu xã hội 110
    4.3.2. Đời sống nhân dân 116
    4.4. Tình hình giáo dục 122
    4.4.1. Hệ thống trường học và thành tựu khoa cử 122
    4.4.2. Các dòng họ khoa bảng tiêu biểu 125
    4.5. Tín ngưỡng, tôn giáo 130
    4.5.1. Tín ngưỡng 130
    4.5.2. Tôn giáo 133
    4.6. Lễ hội 140
    4.6.1. Khái quát chung về lễ hội 140
    4.6.2. Một số lễ hội tiêu biểu 142
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
    Phụ lục 2: Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc
    Phụ lục 3: Bản đồ tỉnh Nghệ An thời Nguyễn
    Phụ lục 4: Bản đồ huyện Chân Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 5: Bảng đối chiếu địa danh các tổng, xã, thôn huyện Chân Lộc thời Nguyễn (1802 - 1884) với huyện Nghi Lộc hiện tại (năm 2012)
    Phụ lục 6: Bảng thống kê các loại ruộng đất huyện Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 7: Bảng số liệu các loại công điền, công thổ ở Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 8: Bảng số liệu các loại tư điền, tư thổ ở Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 9: Bảng phân loại ruộng tư
    Phụ lục 10: Bảng phân loại các hạng đất
    Phụ lục 11: Danh sách các Hương cống - Cử nhân huyện Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 12: Hệ thống đền trên đất Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 13: Hệ thống chùa trên đất Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 14: Hệ thống Từ vũ trên đất Nghi Lộc thời Nguyễn
    Phụ lục 15: Ảnh chụp Nhà thờ và mộ Phạm Nguyễn Du (Nghi Xuân)
    Phụ lục 16: Ảnh chụp Nhà thờ dòng họ Đinh Kim Khê (Nghi Long)
    Phụ lục 17: Ảnh chụp đền, đình Trung Kiên (Nghi Thiết)
    Phụ lục 18: Ảnh chụp đền Cương quốc công Nguyễn Xí (Nghi Hợp)
    Phụ lục 19: Ảnh chụp Chùa Phổ Môn (Nghi Liên)
    Phụ lục 20: Ảnh chụp Chùa Diệc (Thành phố Vinh)
    Phụ lục 21: Ảnh chụp Nhà thờ Xã Đoài (Nghi Diên)
    Phụ lục 22: Ảnh chụp Lễ hội đền Cương quốc công Nguyễn Xí
    Phụ lục 23: Bản sao chụp trang 1 và 101 địa bạ 2 xã Yên Trường - Vĩnh Yên
    Phụ lục 24: Bản sao chụp trang đầu và trang cuối địa bạ xã Hảo Hợp
    Phụ lục 25: Bản sao chụp trang đầu và trang cuối thần tích thôn Xuân Tình
    Phụ lục 26: Bản sao chụp trang đầu và trang cuối thần sắc xã Thượng Xá
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Trong đời sống của các cộng đồng cư dân, kinh tế - xã hội là một lĩnh vực hoạt động mang tính thiết yếu, gắn liền với nhu cầu vật chất và sinh hoạt của con người. Ở mỗi giai đoạn, hoạt động kinh tế - xã hội thường có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cũng được đặt ra. Do vậy, nghiên cứu kinh tế, xã hội của các cộng đồng cư dân từng khu vực cụ thể là một việc làm cần thiết nhằm đem lại những hiểu biết chính xác và toàn diện hơn về lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc.
    1.2. Lịch sử Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1884) thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà sử học trong và ngoài nước. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó, sự thiếu thống nhất trong việc nhìn nhận, đánh giá về vương triều Nguyễn, về lịch sử Việt Nam thời kỳ này là một trong những nguyên nhân quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề thường được đặt ra trên tầm vĩ mô, trong một cái nhìn toàn cảnh mang tính quốc gia hoặc vùng (Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam bộ).
    Những năm gần đây, trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, những yếu tố, đặc điểm của địa phương đang từng bước bị nhấn chìm. Việc lựa chọn một địa bàn cụ thể (chẳng hạn một tỉnh như Bình Định, Thừa Thiên - Huế hay một huyện như Đông Sơn [Thanh Hóa], Đức Thọ [Hà Tĩnh]) làm đối tượng nghiên cứu xuất hiện ngày một nhiều. Đây là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt khoa học và thực tiễn. Bởi nghiên cứu cái cụ thể có thể làm cho bức tranh lịch sử Việt Nam thời Nguyễn trở nên sinh động hơn, sát với thực tế hơn, để từ đó góp phần làm cho nhận thức chung trở nên sâu sắc và toàn diện hơn.
    1.3. Nghệ An là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng. Vào đầu thời Trung đại, thế kỷ X - XI và XII, Nghệ An đã từng là “phên dậu” của quốc gia Đại Việt. Nghệ An còn nổi tiếng là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Trải qua từng thời kỳ lịch sử, chính sách quản lý của các vương triều đối với vùng đất này ít nhiều có sự khác biệt so với những nơi khác. Chính vì vậy, Nghệ An có nhiều nét đặc thù về kinh tế, xã hội so với diện mạo chung của cả nước. Từ thực tế đó, nghiên cứu về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An và từng địa phương cụ thể ở khu vực này trong những giai đoạn cụ thể là một việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về đề tài này.
    1.4. Nằm trên mảnh đất “xứ Nghệ”, Nghi Lộc là một trong những huyện đồng bằng ven biển tiêu biểu của tỉnh Nghệ An. Dưới thời Nguyễn, Nghi Lộc được chọn làm nơi đóng “trấn thành”, “tỉnh thành” của Nghệ An. Đây vừa là lỵ sở của bộ máy chính quyền, vừa là nơi tích trữ binh lương và cũng là nơi đóng quân bảo vệ thành. Bên cạnh đó, Nghi Lộc còn có 2 cửa sông lớn là Cửa Xá (Cửa Lò) và Cửa Hội. Ngay từ rất sớm, hai cửa sông này đã có vị trí quan trọng về quân sự, kinh tế và giao thương buôn bán với bên ngoài. Ngoài ra, Nghi Lộc còn là một trong những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của Nghệ An. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhân tài làm rạng danh cho đất nước. Đó không chỉ là những người đỗ đạt cao, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới các triều đại phong kiến, mà họ còn là những người đạo cao, đức trọng, sống gần gũi, chân thật, giản dị nhưng có chí lớn.
    Với lý do trên, Nghi Lộc xứng đáng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhằm góp phần phục dựng lại bức tranh kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc dưới thời Nguyễn. Chính vì thế chúng tôi chọn vấn đề: “Kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời Nguyễn (1802 - 1884)” làm luận án Tiến sĩ lịch sử.
    2. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) dưới triều Nguyễn, cụ thể là từ năm 1802 đến năm 1884. Việc trình bày đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung trong chương 3 (Kết cấu kinh tế huyện Nghi Lộc thời Nguyễn) và chương 4 (Xã hội huyện Nghi Lộc thời Nguyễn). Các lĩnh vực kinh tế, xã hội được phân chia thành từng nội dung cụ thể nhằm đảm bảo tính cụ thể, toàn diện và hệ thống của luận án.
    2.2. Nhiệm vụ
    Với tính chất là công trình nghiên cứu độc lập về đề tài: “Kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thời Nguyễn (1802 - 1884)”, nhiệm vụ cụ thể của luận án là:
    - Trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc và đối chiếu các nguồn tài liệu, luận án đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc thời Nguyễn (1802 - 1884).
    - Đánh giá, so sánh nhằm rút ra những nét tiêu biểu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện Nghi Lộc thời Nguyễn so với các vùng, các khu vực lân cận.
    - Rút ra những kết luận khoa học mang tính độc lập, khách quan về vấn đề nghiên cứu trên cơ sở các cứ liệu đã trình bày.
    2.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc thời Nguyễn (1802 - 1884). Trong một số nội dung cụ thể, luận án cũng so sánh huyện Nghi Lộc với một số địa phương khác ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ, đặc biệt là những huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    Về kinh tế: Luận án đi sâu nghiên cứu về kết cấu kinh tế huyện Nghi Lộc thời Nguyễn trên các phương diện: ruộng đất, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Theo quan điểm truyền thống của các nhà sử học, ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thường gắn liền với nhau. Tuy nhiên, ở phạm vi nghiên cứu của đề tài này, trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tài liệu địa bạ, chúng tôi cấu trúc ruộng đất thành một mục riêng, tách rời khỏi kinh tế nông nghiệp và xem đây là một trong những đóng góp quan trọng của luận án.
    Về xã hội: Chúng tôi dựa trên quan niệm rộng của các nhà nghiên cứu về phần lịch sử xã hội hiện nay, cụ thể là bao gồm nhiều mặt hoạt động liên quan đến đời sống của con người. Dựa trên mức độ cho phép của nguồn tài liệu, chúng tôi tập trung khắc họa một số vấn đề nổi bật về xã hội của huyện Nghi Lộc thời Nguyễn, cụ thể như: tổ chức hành chính và bộ máy quản lý xã thôn, kết cấu xã hội và đời sống nhân dân, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội.
    - Về thời gian: Luận án đi sâu nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Nghi Lộc trong thời kỳ nhà Nguyễn là triều đại phong kiến độc lập, cụ thể là trong khoảng thời gian từ năm 1802 (khi nhà Nguyễn bắt đầu thành lập) cho đến năm 1884 (khi thực dân Pháp xác lập được toàn bộ ách thống trị trên đất nước ta). Nhằm đảm bảo tính lịch sử và tùy thuộc mức độ cho phép của nguồn tư liệu, một số nội dung luận án trình bày kéo dài tới giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
    - Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Nghi Lộc thời Nguyễn (1802 - 1884), gồm 4 tổng: Đặng Xá, Kim Nguyên, Ngô Trường, Thượng Xá theo ghi chép cụ thể trong các bộ sử thời Nguyễn (Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí) và theo cuốn Các tổng trấn xã danh bị lãm (Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (từ Nghệ Tĩnh trở ra)). Về cơ bản, phạm vi khảo sát của luận án tập trung vào địa bàn chủ yếu của huyện Chân Lộc, tỉnh Nghệ An thời Nguyễn cũng như phần lớn địa bàn huyện Nghi Lộc hiện nay.
     
Đang tải...