Thạc Sĩ Kinh tế - xã hội huyện cao lộc tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2009)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế - xã hội huyện cao lộc tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới

    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Kinh tế - xã hội huyện cao lộc tỉnh lạng sơn trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2009)
    Định dạng file word




    MỤC LỤC


    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1 Khái quát về huyện Cao Lộc trước thời kỳ đổi mới
    1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8
    1.2 Đặc điểm dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng .12
    1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1986 16
    Chương 2 Kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc trong thời kỳ đổi mới (1986-2009)
    2.1 Trong những năm đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 25
    2.1.1 Kinh tế 25
    2.1.2 Văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng .32
    2.2 Trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 1995 35
    2.2.1 Kinh tế .35
    2.2.2 Văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng .45
    2.3 Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996-2009) 51
    2.3.1 Kinh tế .51
    2.3.2 Văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng 66
    Chương 3 Vị trí, vai trò của kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc đối với sự phát
    triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn
    3.1 Vị trí, vai trò .79
    3.1.1 Về kinh tế .79
    3.1.2 Về văn hoá – xã hội .89
    3.1.3 Về an ninh - quốc phòng .94
    3.2 Những mặt tồn tại và phương hướng khắc phục 96
    Kết luận .105
    Tài liệu tham khảo .108
    Phụ lục .120

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi (năm 1975),
    nuớc ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ VI (1986) của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc - thời
    kỳ đổi mới. Đại hội đã đề ra mô hình kinh tế mới ở nước ta là phát triển kinh tế
    hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
    Sau 23 năm đổi mới (1986-2009) với những thành tựu to lớn, đất nước ta có sự
    chuyển biến về mọi mặt. Từ năm 1995, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế,
    xã hội và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược
    quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và cả
    nước. Là một địa danh có lịch sử lâu đời, nằm ở cửa ngõ thông thương giữa đất
    nước ta và Trung Quốc, Cao Lộc sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế, thương mại
    và hoạt động đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn.
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt với chủ trương "Mở cửa
    biên giới" của Ban Bí thư trung ương Đảng, đời sống kinh tế - xã hội huyện Cao
    Lộc chuyển biến mạnh mẽ. Từ một nền kinh tế thuần nông trước năm 1986,
    huyện đã tập trung mọi tiềm lực để khai thác lợi thế biên giới và kinh tế cửa
    khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế huyện phát triển
    nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại -
    dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; văn hoá - xã
    hội có nhiều tiến bộ; an ninh - quốc phòng được giữ vững; đời sống nhân dân được
    cải thiện từng bước.

    Chương 1
    KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CAO LỘC TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
    1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
    Cao Lộc là một huyện biên giới miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn,
    đầu mối của tuyến giao lưu kinh tế, văn hoá Trung Quốc - Việt Nam. Nơi có vị
    trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh
    Lạng Sơn và cả nước.
    Huyện Cao Lộc ở vị trí 21°45' đến 22° vĩ bắc và 106°39' đến 107°02' kinh
    đông. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 83 km,
    thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, các xã Bảo Lâm, Lộc Yên, Thanh Loà, Cao
    Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn. Phía đông giáp huyện Lộc Bình. Phía tây và tây bắc giáp
    huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng. Phía nam giáp huyện Chi Lăng.
    Diện tích tự nhiên của huyện là 64.156 ha, được chia thành 23 đơn vị hành
    chính gồm 2 thị trấn (Cao Lộc và Đồng Đăng) và 21 xã (Thụy Hùng, Hồng
    Phong, Bảo Lâm, Phú Xá, Song Giáp, Bình Trung, Gia Cát, Tân Liên, Yên
    Trạch, Xuân Long, Tân Thành, Hợp Thành, Thạch Đạn, Hòa Cư, Lộc Yên,
    Thanh Loà, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn, Công Sơn). Thị trấn Đồng
    Đăng là trung tâm kinh tế sầm uất của huyện và của tỉnh Lạng Sơn. Là một thị
    trấn biên giới, cách thành phố Lạng Sơn 13 km, nằm trên trục đường từ thành
    phố đến cửa khẩu Tân Thanh, theo quốc lộ 1A đến cửa khẩu Hữu Nghị, có ga
    liên vận quốc tế và một số con đường bộ sang Trung Quốc , Đồng Đăng có
    nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Cửa khẩu
    quốc tế Hữu Nghị n ằm tại km0 của tuyến đường 1A huyết mạch, là điểm nối
    giữa tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Bằng Tường (Trung Quốc) và Lạng Sơn -
    Hà Nội. Do đó cửa khẩu Hữu Nghị có vai trò quan trọng trong phát triển giao lưu

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc (1993), Lịch sử khu du kích Ba Sơn,
    lưu trữ tại Ban tuyên giáo huyện Cao Lộc.
    2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Cao
    Lộc (1930-1985), lưu trữ tại Ban tuyên giáo huyện Cao Lộc.
    3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Cao
    Lộc (1986-2005), lưu trữ tại Ban tuyên giáo huyện Cao Lộc.
    4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng sơn
    từ Đại hội đến Đại hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn
    (1955-1985), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Chi cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (1991), Số liệu thống kê tỉnh Lạng Sơn (1980-
    1990), Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn.
    7. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (1999), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm
    1998, Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn.
    8. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2005), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm
    2004, Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn.
    9. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2009), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm
    2008, Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn.
    10. Hoàng Văn Cường (2005), Xu hướng phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân
    tộc miền núi, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
    11. Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời
    đại, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
    12. Trường Chinh (2009), Tuyển tập (1976-1986), tập III, Nhà xuất bản Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    13. Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quốc Việt (2002), Kinh tế Việt Nam đổi mới, những
    phân tích và đánh giá quan trọng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
    14. Lê Duẩn (1986), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên
    xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
    15. Lê Duẩn (2009), Tuyển tập (1975-1986), tập III, Nhà xuất bản Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    16. Trần Dũng (2006), Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Vĩnh Yên( Vĩnh Phúc)
    từ khi tái lập tỉnh(1997) đến 2005, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Thái Nguyên.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
    kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng về phát triển công nghiệp,
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế trong
    thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    21. Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, những vấn đề lí luận
    và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc
    gia, Hà Nội.
    22. Phạm Văn Đồng (1984), Tạo bước chuyển biến mới để thực hiện thắng lợi
    nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong những năm trước mắt, Nhà xuất bản Sự thật,
    Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...