Tiểu Luận Kinh tế xã châu khê – con cuông - nghệ an thời kỳ đổi mới ( giai đọan 1986 – 2013 )

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi (năm 1975) nuớc ta buớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1986) của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc - thời kỳ đổi mới. Đại hội đã đề ra mô hình kinh tế mới ở nước ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Sau 23 năm đổi mới (1986-2009) với những thành tựu to lớn, đất nước ta có sự chuyển biến về mọi mặt. Từ năm 1995, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xã Châu Khê là 1 xã miền núi biên giới phía Tây Nghệ An có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh Ngệ An và cả nước. Là một địa danh có lịch sử lâu đời, nằm ở cửa ngõ thông thương giữa đất nước ta và nuớc bạn Lào , Châu Khê – Con Cuông sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế, thương mại và hoạt động đối ngoại của tỉnh Huyện Con Cuông. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt với chủ trương "Mở cửa biên giới" của Ban Bí thư trung ương Đảng, đời sống kinh tế - xã hội huyện Con Cuông chuyển biến mạnh mẽ. Từ một nền kinh tế thuần nông trước năm 1986, huyện đã tập trung mọi tiềm lực để khai thác lợi thế biên giới và kinh tế vùng biên giới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế huyện phát triển nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại -dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh - quốc phòng được giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước.
    Những thành tựu đã đạt đuợc trong 27 năm đổi mới ở Châu Khê- Con Cuông đã khẳng định đuờng lối đúng đắn cuả đảng , đồng thời thể hiện sự vận dụng 1 cách chủ động ,sáng tạo mọi chủ truơng, đuờng lối của đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phuơng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc -buớc đầu, tình hình kinh tế xã hội Châu Khê vẫn còn những tồn tại , bất cập cần khắc phục , tháo gỡ nhằm góp phần phát huy hơn nữa tiềm năng thế mạnh của địa phuơng trong sự phát triển kinh tế- xã hội một cách vững chắc .
    Việc thực hiên nghiên cứu đề tài : “Kinh tế Xã Châu Khê – Con Cuông – Nghệ An trong thời kỳ đổi mới (1986-2013)” có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn .
    Nội dung chính của bài luận tái hiện bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế xã hội của xã Châu Khê – Con Cuông từ năm 1986 đến năm 2013 , trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công , những hạn chế chủ quan , khách quan đồng thời mong muốn góp phần gợi mở một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội xã Châu Khê nói riêng và Huyện Con Cuông nói riêng trong tuơng lai với những nét đặc thù của nền kinh tế vùng biên giới .
    Bài luận cũng góp phần khẳng định sự đúng đắn trong đuờng lối chủ truơng , đuờng lối đổi mới của đảng và nhà nuớc thông qua việc nghiên cứu thực tế thực hiện đuờng lối đổi mới ở một địa phuơng miền núi biên giới . Đồng thời nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần bổ sung ,cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu , biên soạn , giảng dạy lịch sử địa phuơng cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử , văn hóa tốt đẹp của nhân dân, các dân tộc trong xã Châu Khê nói riêng và Huyện Con Cuông nói chung .
    Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề nghiên cứu : “Kinh tế xã Châu Khê trong thời kỳ đổi mới (1986-2013)” làm đề tài tốt nghiệp của mình .
    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .
    Vấn đề đổi mới và phát triển kinh tế xã hội đuợc nêu lên thành đuờng lối mang tính định huớng trong các văn kiện của Đảng và Nhà Nuớc như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986), Thứ VII(1991), Thứ VIII(1996),IX(2001),X(2006). Các cuốn sách : “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nuớc và của thời đại” của đồng chí Truờng Chinh , nhà xuất bản Sự Thật , Hà Nội 1987, “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1987, “Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Đỗ Muời , Nhà xuất bản sự thật Hà Nội ,1992 . các văn kiện của Đảng cũng như các cuốn sách của các nhà lãnh đạo đảng và nhà nuớc đã nêu lên những yêu cầu , định huớng đổi mới kinh tế xã hội của nuớc ta .
    Tác phẩm “ Nắm vững đuờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phuơng vững mạnh” của đồng chí Lê Duẩn , nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1968 đã nói rõ vị trí , vai trò của dinh tế địa phuơng với sự phát triển kinh tế đất nuớc thời kỳ đổi mới .
    Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới như tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” ; “Những vấn đề thực tiễn và lý luận của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội năm 1998 ; “ Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu , vấn đề và giải pháp” của Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội ,1991.
    Tình hình kinh tế -xã hội Xã Châu Khê – Con Cuông - Nghệ An đuợc đề cập đến trong hệ thống các văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện và các nghị quyết của huyện ủy từ 1986-2013 . Trong đó nêu lên những thành tựu hạn chế về các vấn đề kinh tế , văn hóa - xã hội, an ninh -quốc phòng .
    Báo cáo tổng kết hàng năm của ủy ban nhân dân xã Châu Khê – Con Cuông - Nghệ An từ năm 1986- 2009 và những tài liệu phỏng vấn trực tiếp những vị chủ tịch xã đảm nhiệm công tác lãnh đạo kinh tế trong thời kỳ này đã nêu lên những kết quả đạt đuợc về sản xuất công nghiệp , thủ công nghiệp , nông nghiệp ,đầu tư xây dựng cơ bản ,quản lý tài chính , tiền tệ .
    Các số liệu trên các văn bản báo cáo chưa đuợc đầy đủ nhưng đã phần nào phản ánh đuợc thực trạng khách quan về quá trình phát triển kinh tế xã hội của Xã Châu Khê thời kỳ 1986-2013 một cách tổng thể nhất .
    3.ĐỐI TUỢNG , PHẠM VI NGHIÊN CỨU , NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .
    3.1 . Đối tuợng nghiên cứu .
    Đề tài nghiên cứu về kinh tế ở xã Châu Khê- Huyện Con Cuông - Nghệ An trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2013 qua đó làm rõ vị trí ,vai trò của kinh tế xã hội xã Châu Khê trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Con Cuông - Nghệ An.
    3.2 . Phạm vi nghiên cứu .
    - Giới hạn không gian : Đề tài giới hạn trong phạm vi xã Châu Khê – Con Cuông - Nghệ An gồm 9 bản , 1 thị tứ ( Khe Choăng )
    - Giới hạn về thời gian : Đề tài tập trung nghiên cứu công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội từ năm 1986 , khi đất nuớc chuyển sang thời kỳ đổi mới đến năm 2013 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...