Tiểu Luận Kinh tế Việt Nam với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Thế kỷ XX đã kết thúc, loài người đang bước vào một thiên niên kỷ mới. Nhìn lại quá khứ, thế kỷ XX với những biến đổi dữ dội: Sự xuất hiện Liên Xô và hệ thống XHCN, rồi tan rã vào năm 1991; khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu á làm rung chuyển hệ thống kinh tế thế giới; chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, xu thế cạnh tranh giữa các khối ngày càng gay gắt, cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra với tốc độ như vũ bão, đưa loài người có cách nhìn nhận mới, chứng kiến nhiều thành tựu của cách mạng sinh học và cách mạng vũ trụ; sự phát triển sôi động, phong phú của các nền kinh tế thị trường Âu- Mĩ, Nhật Bản và các nước NICS Châu á. Đồng thời thế giới cũng chứng kiến sự cạnh tranh không chỉ kinh tế đơn thuần về hàng hoá, tiền tệ tài chính, kỹ nghệ, mà còn đấu tranh quyết liệt để tìm đến mô hình kinh tế tối ưu – Xã hội tốt đẹp.

    Nhiều học giả đã thẳng thắn chỉ ra những mâu thuẫn và khuyết tật vốn có của xã hội tư bản hiện đại và cho rằng để khắc phục và hoàn thiện nó, phải cải biến xã hội tư bản và thay vào đó là xã hội “hậu tư bản”, “xã hội siêu công nghiệp”, “xã hội hậu công nghiệp” Tuy nhiên, KTTT tư bản hiện đại thì những khuyết tật vốn có của nó: thất nghiệp, khủng hoảng, phân hóa giàu nghèo, huỷ diệt môi trường sinh thái, những phẩm chất nhân bản của con người bị tha hoá đang diễn ra mà không điều chỉnh được trong xã hội tư bản hiện đại.Các mô hình KTTT xã hội của Tây Âu mà đại diện là CHLB Đức, không lấy gì làm sáng sủa và có sức hấp dẫn. KTTT cộng đồng của Nhật Bản thì không tránh khỏi khủng hoảng kinh tế- tài chính. “Kinh tế thị trường phân tán” kiểu Mỹ trong mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng thế giới không chấp nhận những vấn đề tiêu cực xã hội, sự tha hoá của con người và gia đình Trong buổi giao thời giữa hai thiên niên kỷ của nhân loại, các đảng chính trị và các nước một lần nữa tự đặt cho mình câu hỏi “nên xây dựng nền kinh tế thị trường như thế nào” để tránh được những khuyết tật vốn có của nó. Con người sống trong nhân ái; bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc được phát huy, con người không bị tha hoá, phân hoá giàu nghèo, công bằng và tiến bộ xã hội tốt hơn, môi trường sinh thái được đảm bảo.

    Bằng lý luận và thực tiễn, những người Macxit những người cộng sản đã minh chứng có sức thuyết phục rằng CNTB hiện đại không phải là đích cuối cùng của lịch sử loài người mà con đường phát triển của loài người là tiếp tục vượt qua CNTB hiện đại. Ngày nay, đi lên CNXH ở nước ta, Đảng ta chủ trương phát triển nền KTTT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là con đường, mô hình kinh tế mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Hơn 10 năm cải biến cách mạng chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội, tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo định hướng XHCN là một nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài, có tính chiến lược. Chính vì vậy em chọn đề tài này làm đề án môn học.


    Đề tài: Kinh tế Việt Nam với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...