Tài liệu Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vĩ Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ
    Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu
    của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ
    thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh
    mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản
    xuất được quốc tế hoá cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách
    theo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
    làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và
    kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự
    phát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường
    sức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nước
    không thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tế vĩ mô chỉ thực sự
    có ý nghĩa để mô tả các nền kinh tế thực và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định và
    đánh giá tác động của các chính sách kinh tế một khi có tính đến các khía cạnh quốc
    tế của một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tế cần được xem xét với tư cách là
    nền kinh tế mở, tức nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.
    Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhà
    kinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chúng ta sẽ đặc biệt nhấn mạnh
    đến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác động
    đến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quan
    trọng khác của các nền kinh tế hiện đại.
    I. Cán cân thanh toán
    Phần này giới thiệu tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, một chỉ tiêu kinh tế quan
    trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cán
    cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong nhiều
    trường hợp, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với những
    mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nền
    kinh tế.
    Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những
    giao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian
    nhất định (thường là một năm). Nó phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh
    tế đã xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản tiền mà quốc gia đã đi vay hoặc cho
    thế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị
    trường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trong
    cán cân thanh toán.
    Cán cân thanh toán được ghi chép dưới dạng một tài khoản. Các giao dịch mang lại ngoại tệ
    cho đất nước như xuất khẩu hay bán tài sản cho người nước ngoài được ghi là khoản mục
    có (mang dấu +). Ngược lại, các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ cho thế giới bên
    ngoài như nhập khẩu hàng hoá hay mua các tài sản ngoại được ghi là khoản mục nợ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...