Thạc Sĩ Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    cấp thiết của đề tài
    Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một đường lối chiến lược lâu dài của
    Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đồng
    thời hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa (XHCN). Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) nêu rõ: “Tiếp tục
    đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”,
    “các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng
    của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
    tranh lành mạnh”. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta
    đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp ở khu
    vực kinh tế tư nhân ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:
    Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất,
    kinh doanh. Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
    (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu
    tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
    của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp
    luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh [12,
    tr.27].
    Từ năm 1997 đến nay, thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà
    Nẵng để trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển
    tích cực, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Nghị quyết 33-
    NQ/TW ngày 16-10- 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà
    Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có nêu rõ: “Xây dựng thành
    phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã
    hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch
    vụ .” [1]. Từ quan điểm chỉ đạo trên, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng ban
    hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 19-11-2003 của Thành uỷ Đà Nẵng,
    xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà
    thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương
    mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước.
    Trong những năm qua khu vực kinh tế tư nhân của thành phố Đà Nẵng đã vươn
    lên trưởng thành và đóng góp 30% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
    9,6%/ năm. Các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân có khả năng khai thác và thu hút
    vốn trong dân, đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Các doanh
    nghiệp khu vực kinh tế tư nhân sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn
    đáp ứng cho nhu cầu xã hội, làm giảm bớt áp lực của thị trường. Kinh tế tư nhân đã đóng
    góp nguồn thu ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước, năm 2005 là 334,239 tỉ đồng, tăng
    44,67 % so với năm 2004. Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực tư nhân năm 2005 đạt
    29,1 triệu USD, chiếm tỉ trọng 5,82% và tăng 32,4% so với năm 2004. Khu vực kinh tế tư
    nhân đã tạo ra nhiều việc làm trong những năm gần đây, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó dẫn
    đến giảm bớt các tệ nạn xã hội và tạo ra sự phát triển hài hoà cho nền kinh tế vv
    Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nhất là trong lĩnh vực thương
    mại ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và
    thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếu kém. Tỉ trọng GDP còn nhỏ, đóng
    góp vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân
    nhất là trong lĩnh vực thương mại còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, kinh tế tư nhân trong lĩnh
    vực thương mại có những khiếm khuyết không nhỏ: Tự phát, quá coi trọng lợi ích cá
    nhân dẫn đến những việc làm phi pháp như trốn lậu thuế, buôn bán hàng giả, hàng cấm,
    chụp giật, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn tác động tiêu cực tới môi trường
    văn hoá - xã hội
    Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở trên
    địa bàn thành phố Đà Nẵng để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất
    lượng và hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế này là đòi hỏi khách quan, cần thiết.
    Đó là lý do tôi đã chọn đề tài “Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố
    Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng đến nay, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân
    đã được nhiều cơ quan và cá nhân nghiên cứu, các công trình này thường tập trung trình
    bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thực trạng và vai trò của kinh
    tế tư nhân và một số biên pháp của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần nghiên cứu
    này. Có thể kể ra một số các công trình nghiên cứu của một số tác giả như sau:
    - GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2001). Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế
    tư nhân nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
    Nội
    - GS. TS Tô Xuân Dân, T.S. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Vũ Trọng Lâm (2002), Phát
    triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    - TS. Nguyễn Thị Như Hà (2004). Các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương
    mại ở nước ta hiện nay. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội
    - PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình
    hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.
    ở thành phố Đà Nẵng, vấn đề nghiên cứu kinh tế tư nhân cũng đã được quan tâm,
    hiện nay có 02 công trình nghiên cứu sau:
    - CN. Trần Văn Năm (2000), Kinh tế tư nhân ở thành phố Đà Nẵng, thực trạng và
    giải pháp. Luận án Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - CN. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2004), Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển
    kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài cấp thành phố.
    Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư và vấn
    đề xây dựng tổ chức đảng ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Riêng ở
    thành phố Đà Nẵng chưa có công trình nào trình bày có hệ thống nội dung kinh tế tư
    nhân trong lĩnh vực thương mại. Kế thừa những thành quả trên của tác giả, luận án sẽ đi
    sâu nghiên cứu, so sánh, làm rõ thực trạng tình hình, từ đó nêu lên các giải pháp để thúc
    đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng đáp ứng
    yêu cầu của sản xuất và đời sống đúng như đòi hỏi của Đảng và Nhà nước.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Qua nghiên cứu đánh giá, phân tích thực trạng của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực
    thương mại, rút ra những nhận định tổng quát về tình hình phát triển của kinh tế tư nhân
    trong lĩnh vực thương mại và đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong
    lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương
    mại, những nhân tố hình thành và nêu rõ thực trạng của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực
    thương mại ở thành phố Đà Nẵng, tìm ra nguyên nhân những ưu điểm và hạn chế .
    - Đề ra các giảp pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở
    thành phố Đà Nẵng
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nội dung đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu
    chủ, tư bản tư nhân) trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở trong thành phố Đà Nẵng, đồng thời có mở
    rộng so sánh với một số nơi ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội .
    - Thời gian: từ năm 2001 đến năm 2005, có so sánh đối chiếu với tình hình ở một
    số tỉnh, thành.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Hệ thống hoá lý luận kết hợp
    với khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp và một vài phương pháp bổ trợ khác như tham
    khảo ý kiến các chuyên gia, khảo cứu tài liệu vv
    6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đế tài
    Trên cơ sở lý luận khoa học về kinh tế tư nhân của chủ nghĩa Mác- Lênin, của Hồ
    Chí Minh và của Đảng ta, những nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ
    sở khoa học để phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan tham mưu
    của thành phố nghiên cứu, tham khảo đề xuất cho lãnh đạo thành phố những giải pháp, cơ
    chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực thưong
    mại, góp phần cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, đúng hướng và huy động tối đa
    nguồn lực cho đầu tư phát triển của thành phố
    7. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham kh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...