Tài liệu Kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài.
    Trên con đường đi lên CNXH, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Do đó, vấn để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nước ta lúc này và phát triển kinh tế tư nhân được xem là động lực phát triển cơ bản, là hướng đi hoàn toàn đúng đắn.
    Thực tế đă chứng minh kinh tế tư nhân có sức sống vô cùng mănh liệt và có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra động lực cho sự phát triển kinh doanh, đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường, duy tŕ cạnh tranh làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn góp phần khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lao động xă hội. Tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển không ngừng. V́ vậy nghiên cứu kinh tế tư nhân ở trên mọi khía cạnh, mọi góc độ sẽ góp phần không nhỏ cung cấp hệ thông lư luận phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay.
    Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đă có những bước phát triển mang tính đột phá. Đó là sự phát triển rộng khắp từ Trung ương đến địa phương trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, trong quá tŕnh phát triển và tồn tại, kinh tế tư nhân ở Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế nhất định ḱm hăm sự phát triển của bản thân nó. Do đó những công tŕnh nghiên cứu chuyên khảo về kinh tế tư nhân lúc này chính là nguồn tư liệu quư giá giúp ta tránh được những bước đi sai lầm, rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời t́m ra những bước đi phù hợp nhất cho ḿnh trong giai đoạn mới.
    Kinh tế tư nhân có vị trí và tác dụng như vậy nhưng đă có những lúc chúng ta nôn nóng và muốn xóa bỏ nó trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, chúng ta cũng chưa có những công tŕnh nghiên cứu xứng đáng với sứ mệnh và tầm quan trọng của thành phần kinh tế này nhất là những công tŕnh viết dưới góc độ sử học. Cần đánh giá đúng vai tṛ vị trí của kinh tế tư nhân trong cách mạng XHCN, t́m ra hướng phát triển của nó đồng thời làm thế nào để khắc phục những hạn chế và tồn tại để nền kinh tế tư nhân tham gia một cách có hiệu quả vào quá tŕnh phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    Chính v́ vậy mà tôi đă chọn đề tài: “ Kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010” để làm rơ hơn về vai tṛ và vị trí của kinh tế tư nhân ở nước ta và đồng thời giúp mọi người có cái nh́n toàn diện hơn về thành phần kinh tế này.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Vấn đề này từ lâu đă nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
    2.1. Ở nước ngoài
    Trước hết phải kể đến tác giả Oshima.T.Hary với tác phẩm: “Tăng trưởng kinh tế Châu Á gió mùa” (3 tập), NXB KHXH, Hà Nội, 1989. Trên cơ sở phân tích sự tăng trưởng kinh tế châu Á, ông cho rằng: mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam đă thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần đặc biệt đă có chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.
    Cũng nghiên cứu về vai tṛ, vị trí của nền kinh tế tư nhân ở Việt Nam, nhà kinh tế học Woronff trong tác phẩm “Những nền kinh tế thần kỳ châu Á” (2 tập), NXB KHXH, Hà Nội, 1990 đă nhận xét: Việt Nam muốn đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển trong một thời gian ngắn nhất không có con đường nào khác là tư nhân hóa nền kinh tế. Tác giả cũng cho rằng: hiện nay, Việt Nam đă đi vào quỹ đạo của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Kinh tế tư nhân được tự do phát triển, hàng hóa phong phú hơn, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. Sau này khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đă thành hiện thực, vấn đề kinh tế tư nhân ở Việt Nam được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu đều đứng trên quan điểm của các nhà kinh tế học tư sản: tuyệt đối hóa sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân mà xem nhẹ vai tṛ của nền kinh tế quốc doanh. Theo họ chỉ có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân mới tạo được động lực cho sản xuất. Trong khi chính sách của Đảng ta lại là: xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.
    Ngược lại, cũng đi vào nghiên cứu kinh tế Việt Nam sau công cuộc cải cách Viện phát triển kinh tế Harvard cũng xuất bản tác phẩm: “Theo hướng rồng bay cải cách kinh tế tại Việt Nam”, các tác giả đă phát hiện khá chính xác quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế tư nhân, thấy được đúng vị trí của thành phần kinh tế tư nhân so với các thành phần kinh tế khác như trong thực tế : Ở Việt Nam đang phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh đang nắm các ngành then chốt.
    Một mảng đề tài cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm đó là năng lực quản lư của giới doanh nghiệp Việt Nam, với sự khác nhau về kỹ năng quản lư của giới doanh nghiệp Miền Bắc và giới doanh nghiệp miền Nam. Điều này đă được hai chuyên gia Nguyễn Hoàng Chí Đức và Fridric William nhận xét khá sắc sảo: nh́n chung các nhà quản lí xí nghiệp ở VIệt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vẫn c̣n thích kiến thức toàn diện về kinh tế học thị trường ở các nước tiên tiến.
    Những công tŕnh nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đă giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu toàn diện và khách quan hơn trong quá tŕnh phát triển kinh tế tư nhân.
    2.2 Ở trong nước.
    Cho tới nay vấn đề kinh tế tư nhân cũng đă thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong nước. Theo những thống kê chưa đầy đủ đă có gần 200 bài viết, đầu sách, các đề tài nghiên cứu, hơn 60 văn bản pháp lí và khoảng 30 văn kiện của Đảng và nhà nước nói về kinh tế tư nhân.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) được đánh giá là tác phẩm mở đầu cho công cuộc đổi mới. Văn kiện đă xác định nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời ḱ quá độ, cần phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Nghị quyết 217 của Hội đồng bộ trưởng (11/1987) về quyền tự chủ sản xuất của đơn vị cơ sở, cho phép các đơn vị cơ sở được quyền đề ra kế hoạch sản xuất và giải quyết đầu vào, đầu ra, tự hạch toán kinh tế lời ăn, lỗ chịu.
    Nghiên cứu về sự phục hồi và phát triển của các thành phần kinh tế tư nhân phải kể đến những nhà nghiên cứu như: Hoàng Kim Giao, Danh Sơn, Lê Văn Toàn, Lê Viết Cường, Trong đó tiêu biểu nhất là đền tài cấp Nhà nước của PGS-TS Hoàng Kim Giao “phát triển và quản lí kinh tế goài quốc doanh”. Tác giả đă tiến hành điều tra trên 100 doanh nghiệp tại 16 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.
    Ngoài ra c̣n có các công tŕnh nghiên cứu một vấn đề trong kinh tế tư nhân:
    GS Hoàng Đạt nghiên cứu về thương nghiệp tư nhân. Theo tác giả thương nghiệp tư nhân có sức sống dai dẳng chứng tỏ sự tồn tại của nó có tính chất khách quan. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Đảng và Nhà nước phát triển ngành kinh tế này.
    PGS Nguyễn Hữu Hải nghiên cứu vai tṛ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. Tác giả nhận định: kinh tế tư nhân ở Việt Nam đa phần là quy mô vừa và nhỏ. Từ đó tác giả rút ra kết luận: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với tŕnh độ quản lí của các tư doanh ở Việt Nam và thu hút được nhiều nguồn lao động xă hội.
    Luận văn thạc sĩ: “Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ với vấn đề việc làm ở Việt Namhiện nay” của tác giả Tạ Đức Khánh đă nói lên hiện trạng nguồn nhân lực Việt Namhiện nay và vai tṛ của các doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
    Tác giả Nguyễn Minh Phong với tác phẩm: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội” đă nghiên cứu một cách kĩ lưỡng về đặc điểm, sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt là ở khu vực Hà Nội.
    Những nghiên cứu của các tác giả nói trên đă góp phần cung cấp nguồn tư liệu phục vụ quá tŕnh nghiên cứu về vấn đề này gia đoạn tiếp theo. Qua đó thấy được sự phát triển sôi động của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay và những mặt hạn chế yêu cầu được khắc phục của nó. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập chung nghiên cứu kinh tế tư nhân ở góc độ kinh tế học hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của kinh tế tư nhân trong một giai đoạn nhất định chưa có sự tổng quát về kinh tế tư nhân tạo cho người đọc có sự so sánh, phân tích. V́ vậy cần phải có những tác phẩm, những công tŕnh, những bài viết mang tính bao quát về vấn đề này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài: “Kinh tế tư nhân Việt Nam từ 1986 đến 2010” chủ yếu nghiên cứu những vấn đề xung quanh thành phần kinh tế tư nhân trong phạm vi thời gian từ năm 1986 đến năm 2010.
    4. Đóng góp của đề tài.
    - Đề tài chủ yếu tập trung vào việc t́m hiểu những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thành phần kinh tế tư nhân trong thời ḱ từ 1986 đến 2010. Qua đó góp phần khôi phục quá tŕnh vận động của kinh tế tư nhân trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 để thấy được những thực trạng cũng như vai tṛ, vị trí của thành phần kinh tế này trong từng giai đoạn khác nhau. Từ đó có những chính sách phù hợp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm.
    - Nghiên cứu kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010 giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế hơn nữa trong giai đoạn tiếp.
    - Đề tài cũng góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu các vấn đề xoay quanh nền kinh tế tư nhân ở nước ta thời ḱ đổi mới.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Để hoàn thành đề tài này người viết đă sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp lịch sử: để nghiên cứu thành phần kinh tế tư nhân trong quá tŕnh phát triển, vận động theo góc độ lịch sử.
    - Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử: đó là sự kết hợp giữa phương pháp khái quát, hệ thống với phương pháp mô tả, phân tích và chứng minh.
    - Ngoài ra c̣n phương pháp bổ trợ: phân tích, so sánh, thống kê, xă hội học, bảng biểu để làm rơ quá tŕnh khôi phục và phát triển của kinh tế tư nhân.





    CHƯƠNG 1
    KINH TẾ TƯ NHÂN TRƯỚC NĂM 1986 VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN

    1.1 Kinh tế tư nhân trước năm 1986.
    1.1.1 Kinh tế tư nhân thời ḱ phục hồi kinh tế 1955 – 1957.
    Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 7-1954 hoà b́nh lập lại trên miền Bắc, nền kinh tế đứng trước những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đă họp vào tháng 9-1954 đề ra kế hoạch 3 năm (1955-1957) tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo cơ sở vững chắc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xă hội.
    Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất là đă chia 81 vạn ha ruộng và 74 ngh́n con trâu ḅ cho 2,1 triệu hộ nông dân. Thủ tiêu chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất, xoá bỏ phương thức bóc lột địa tô và quan hệ chủ đất và tá điền. Nông dân thực hiện được mơ ước về làm chủ ruộng đất, đă tích cực sản xuất nông nghiệp trên mảnh ruộng của ḿnh đem lại hiệu quả sử dụng đất đai tốt.
    Song song với việc chia ruộng đất cho nông dân, tháng 5-1955 Chính phủ đă ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất bao gồm:
    (1) Bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất
    (2) Bảo hộ tài sản nông dân và các tầng lớp khác.
     
Đang tải...