Luận Văn Kinh tế tư nhân ở thành phố Long Xuyên, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC ii
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu .3
    CHƯƠNG 1 .4
    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế tư nhân .5
    1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế tư nhân hiện nay .9
    CHƯƠNG 2 .22
    2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ở thành phố Long xuyên ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân 22
    Thứ nhất về Phát triển kinh tế: .23
    Thứ hai về lĩnh vực văn hóa - xã hội: .24
    2.2. Thực trạng hoạt động của kinh tế tư nhân về sản xuất, thương mại - dịch vụ ở TPLX .28
    2.2.1. Trong lĩnh vực sản xuất .32
    Thứ nhất : Quá trình thành lập và phát triển của công ty: 33
    Thứ hai: Hoạt động sản xuất chính của công ty: .34
    Thứ ba: Số lượng lao động, trình độ lao động và hoạt động của công đoàn: 34
    Thứ tư: Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của công ty: 34
    Thứ năm: Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 37
    Thứ sáu: Những thuận lợi và khó khăn .37
    Thứ bảy: Định hướng phát triển của công ty: .38
    2.2.2. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ 42
    Thứ nhất: Những thành tựu đạt được: 46
    Thứ hai: Nguyên nhân những thành tựu .48
    Thứ ba: Những hạn chế .49
    Một là: phát triển còn mang tính chất tự phát 49
    Thứ tư: Nguyên nhân của hạn chế 51
    CHƯƠNG 3 .53
    3.1. Phương hướng .53
    Thứ sáu: nâng cấp, mở rộng các tổ chức hiệp hội sản xuất KD 61
    Thứ bảy: Mở rộng nâng cao năng lực sản xuất - hướng mạnh vào xuất khẩu .62
    3.2. Giải pháp 63
    Một là : Chính sách đất đai: 73
    Hai là: Chính sách thuế, tài chính, tín dụng 74
    Ba là: chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, chính sách kích cầu 75
    Thứ sáu: Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .78
    Thứ tám: Xã hội hóa dịch vụ tư vấn cho KTTN TPLX .81
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
    1. kết luận 82
    2. Kiến nghị .83
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU.
    1. Lý do chọn đề tài.
    Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Thành phố nằm bên bờ sông hậu có diện tích tự nhiên 106,87 km2, dân số 247,281 người, gồm 9 phường và 3 xã.
    Tháng 02 năm 1976. Long Xuyên gồm các xã: Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long và Mỹ Phước. Ngày 01 tháng 03 năm 1977, theo quyết định số 239/TCUB của UBND tỉnh, thị xã Long Xuyên gồm 4 phường và 2 xã là: phường Bình Đức, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Phước, xã Mỹ Hòa và Mỹ Thới với 13 khóm, 10 ấp. Năm 1979 tiếp tục sáp nhập thêm phường Mỹ Xuyên và hai xã Mỹ Khánh và Mỹ Thạnh theo Quyết định 08/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng [15, tr.61- 62].
    Từ sau khi giải phóng, dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ, cùng với UBND tỉnh, đã có những chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH mang lại sự ổn định trong cuộc sống cho mọi người dân. Trên cơ sở đó, nhân dân đã tích cực đầu tư phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, xã hội lên một bước đáng kể. Vì vậy, ngày 01 tháng 3 năm 1999, theo Nghị định 09/1999/NĐ.CP của chính phủ, TPLX, theo dạng đô thị loại III [15, tr.62].
    Đó là thành quả của quá trình phấn đấu và nỗ lực của Đảng bộ và toàn dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
    Sau hơn mười năm phấn đấu và phát triển. TPLX đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế phát triển ổn định, với tốc độ tăng trưởng ở mức bình quân mỗi năm hơn 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng dịch vụ - thương mại chiếm hơn 70%, CN xây dựng chiếm 25%. Đặc biệt ở lĩnh vực xây dựng đô thị, đã có tiến bộ rõ nét, đô thị Long Xuyên phát triển rộng hơn với tốc độ đô thị hóa cao, kết cấu hạ tầng đô thị hoàn chỉnh, góp phần thay đổi diện mạo thành phố theo hướng văn minh, hiện đại. Để ghi nhận và đánh dấu bước phát triển toàn diện của TPLX, ngày 14 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 474/QĐ-TTg về việc công nhận TPLX, tỉnh An Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Khẳng định vị thế TPLX là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học -kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tỉnh An Giang vùng tứ giác Long
    2
    Xuyên. Là một đô thị loại II, Long Xuyên sẽ phát huy hơn nữa vai trò trung tâm giao dịch với nước bạn Campuchia và các tỉnh trong khu vực.
    TPLX từ lâu là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh An Giang. Góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH của tỉnh nhà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPLX tương đối cao, ổn định và cao hơn mức tăng chung của tỉnh An Giang, năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của TPLX là 15,48% và dự kiến năm 2010 tăng 16%. Đời sống của nhân dân TPLX hiện nay đã được cải thiện khá nhiều, số hộ nghèo năm 2007 giảm còn 4,22% (so với năm 2006 số hộ nghèo là 7,8%), số hộ dùng nước sạch được nâng lên 99,8%, số gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa chiếm khoảng 85%. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và y tế cũng được nâng lên đáng kể. Việc thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông đạt hiệu quả cao, năm 2007 tỷ lệ học sinh phổ thông là 152 em/1000 người, chất lượng phục vụ y tế cho người dân cũng đã được cải thiện đáng kể.
    Nhân dân TPLX, giàu truyền thống cách mạng, năng động, tích cực trong việc phát triển ngành nghề, năng động trong KD, mạnh dạn đầu tư và có nhiều doanh nhân KD phát đạt là điều kiện thuận lợi cơ bản để KTTN phát triển. Hiện nay KTTN ở TPLX ngày càng phát triển với tốc độ cao và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của tỉnh nhà.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để KTTN TPLX phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu và tăng trưởng bền vững. Nhìn chung, nhiều năm qua việc nghiên cứu KTTN ở tỉnh An giang có nhiều công trình như: “Thực trạng và giải pháp phát triển KTTN huyện chợ mới đến năm 2010” của T.S Trần Văn Hiển; “KTTN huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang thực trang và giải pháp” của Phan Thị Hồng Nga DH3CT Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thành phần KTTN ở TPLX chưa có.
    Do vậy, “KTTN ở TPLX-Thực trạng và giải pháp”, là vấn đề mang tính cấp thiết, cần phải được nghiên cứu cẩn trọng. Đây là vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, nếu nghiên cứu thành công sẽ góp phần thúc đẩy CNH, HĐH của TPLX đạt tốc độ nhanh và bền vững.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
    2.1. Mục đích nghiên cứu.
    Đề tài nhằm mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở TPLX giai đoạn 2005-2010. Từ đó đề xuất ra một số giải pháp cần thiết phát triển KTTN của thành phố trong thời gian tới.
    3
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh của KTTN ở TPLX.
    - Tìm ra những giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Một số công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể về hoạt động sản xuất KD, thương mại và dịch vụ dưới các loại hình: Lớn, vừa, nhỏ, trên địa bàn TPLX.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu.
    - Các công ty, doanh nghiệp loại lớn, vừa, nhỏ ở TPLX.
    - Thời gian từ 2005-2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu Tôi sẽ sử dụng phép biện chứng duy vật, phương pháp phân tích và tổng hợp, sơ đồ hóa,
    5. Đóng góp của khóa luận.
    Nếu đề tài được nghiệm thu :
    - Khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cấp ủy Đảng của thành phố trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phát triển KT-XH ở TPLX.
    - Khóa luận cũng có thể là tài liệu tham khảo cho quí thầy cô, sinh viên trường Đại Học An Giang trong quá trình giảng dạy và học tập.
    6. Kết cấu của khóa luận.
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương.
    Chương 1: Một số quan điểm cơ bản trong việc phát triển kinh tế tư nhân.
    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về KTTN.
    1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTTN hiện nay.
    Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Long Xuyên trong giai đoạn (2005 -2010).
    2.1. Tình hình KT-XH ở TPLX ảnh hưởng đến KTTN.
    2.2. Thực trạng hoạt động của KTTN về sản xuất, thương mại - dịch vụ ở thành phố Long Xuyên.
    2.2.1. Trong lĩnh vực sản xuất.
    2.2.2. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
    4
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Long Xuyên.
    3.1. Phương hướng.
    3.2. Giải pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...