Luận Văn Kinh tế tư bản tư nhân

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế tư bản tư nhân



    A . LỜI MỞ ĐẦU
    Kinh tế tư nhân ( KTTN ) và phát triển KTTN là tất yếu khách quan trọng nền kinh tế thị trường ( KTTT ) dù là KTTT ở trình độ sơ khai , đang phát triển hay đã phát triển . Thực tế đã chứng tỏ không một quốc gia nào trên thế giới có nền kinh tế phát triển mà không tồn tại thành phần KTTN . Trong nền kinh tế nhiều thành phần định hứơng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì KTTN ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng , đã tỏ rõ sự năng động, tính hiệu quả và đóng góp đáng kể đối với sự tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước trong những năm gần đây . Vì vậy việc tạo điều kiện phát triển KTTN là chính sách đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng trong đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay . Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là xác lập vai trò đó một cách đúng đắn, hợp lý, đồng thời có giải pháp để KTTN phát huy cao độ những ưu điểm, tiềm năng, khắc phục những nhược điểm cố hữu, phục vụ đắc lực nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế hội của đát nước. Bởi vậy nghiên cứu KTTN là một nhiệm vụ quan trọng và tất yếu .
    Đối với bản thân tôi , sở dĩ tôi chọn đề tài này trước hết là xuất phát từ sở thích cá nhân và mối quan tâm đặc biệt của tôi tới vấn đề nhạy cảm . Hơn nữa là do ý thức nhận thức được tầm quan trọng của KTTN trong thời kỳ đổi mới . Bàn về KTTN còn có nhiều ý kiến tranh luận đồng thời nó cũng là nội dung quan trọng trong các kỳ Đại hội toàn quốc VI , VII , VIII , IX , X và xuất hiện nhiều trong các bộ luật như luật Lao động , luật Doanh nghiệp . Vì vậy mà đề tài này chỉ nêu ra những vấn đề cốt lõi nhất của KTTN và những ý kiến , nhận xét của tôi .

    B. NỘI DUNG CHÍNH
    I. Lý luận về kinh tế tư nhân.
    1- KTTN và đặc điểm của KTTN.
    KTTN hiểu chung nhất là thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX) bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân(KTTBTN). Tuy nhiên, trong thực tế việc phân định ranh giới rạch ròi đâu là KTTBTN, đâu là kinh tế cá thể, tiểu chủ không phải là việc đơn giản bởi sự vận động, biến đổi không ngừng của 2 thành phần kinh tế này.
    a. Kinh tế cá thể tiểu chủ.
    Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
    Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn lao động tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động của bản thân và gia đình.
    Kinh tế cá thể tiểu chủ đang có vị trí rất quam trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sứ lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó việc mở rộng sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể tiểu chủ cần được khuyến khích.
    Hiện nay ở nước ta thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là bộ phận đông đảo, có tiềm năng lớn, có vị trí quan trọng lâu dài. Đối với nước ta cần phát triển thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động- một vấn đề bức bách của đời sống kinh tế xã hội ngày nay. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ được những hạn chế vốn có của nó như tinh tự phát, manh mún , hạn chế về kỹ thuật. Do đó cần giúp đỡ kinh tế cá thể tiểu chủ giải quyết khó khăn về vốn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ
    b. Kinh tế tư bản tư nhân(KTTBTN)
    KTTBTN là thành phần kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và bóc lột sức lao động làm thuê.
    Trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất,xã hội hóa sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội . Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động , nhạy bén với kinh tế thị trường , do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước . Hiện nay , KTTBTN bước đầu có sự phát triển . Tuy nhiên những tầng lớp tập trung vào lĩnh vực thương mại , dịch vụ và kinh doanh bất động sản , đầu tư và sản xuất còn ít và chủ yếu với quy mô vừa , nhỏ . Đồng thời đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao . Đầu cơ , buôn lậu , trốn thuế , làm hàng giả là những hiện tượng thường xuất hiện ở thành phần kinh tế này .
    2 . Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của KTTN trong nền kinh tế thị trường
    Một nền kinh tế muốn phát triển phải thoát khỏi nền sản xuất nhỏ , manh mún , tự cung tự cấp để vươn lên phát triển kinh tế hàng hóa . Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa . Trong nền kinh tế thị trường lại đòi hỏi tính năng động và thích ứng rất cao . Hơn thế nữa , sự linh hoạt , sự nhạy bén là một trong số các yếu tố hàng đầu . Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể do một số hạn chế nên có thể chưa đáp ứng những yếu cầu của kinh tế thị trường . Ngược lại , KTTN lại là bộ phận dễ thích ứng và rất linh hoạt với kinh tế thị trường . Bởi vậy KTTN xuất hiện và phát triển là một yêu cầu khách quan . Bởi có như vậy nền kinh tế quốc dân mới có điều kiện phát triển và nguồn lực con người mới được tận dụng khai thác triệt để .
    Thực tế kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đã chứng minh tính tất yếu khách quan đó . Trong lịch sử , chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường rất chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và đã đạt được những thành công không thề phủ nhận .
     
Đang tải...