Tiểu Luận Kinh tế tư bản hiện đại

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:KINH TẾ TƯ BẢN HIỆN ĐẠI​
    LỜI MỞ ĐẦU


    Lịch sử loài người đã trãi qua nhiều phương thức sản xuất. Trong đó phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành và ngày càng mở rộng, phát triển và hoàn thiện hơn.


    Tư bản chủ nghĩa đã trãi qua thời kỳ tự do cạnh tranh. Thời kỳ mà con người tư do buôn bán và sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ.


    C.Mác và Ph.Ănghen đã chứng tỏ rằng:tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.


    Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện các tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Và các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời. Sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp tạo thành tư bản tài chính. Và sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính. Bên cạnh đó còn xuất hiện các hiện tượng xuất khẩu tư bản, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.


    Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền thì sự xuất hiện của chủ nghĩa độc quyền Nhà nước là một tất yếu khách quan, là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
    Cái mốc báo hiệu sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại là một tất yếu kinh tế, là cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa 1929-1933. Nhưng tới sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản hiện đại mới xuất hiện với những đặc trưng khác về chất so với chủ nghĩa tư bản cổ điển.


    Ngày nay chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền, song đã có sự phát triển lên nấc thang mới và có tính quốc tế. Nó phản ánh một giai đoạn mới về chất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, đó là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước với những đặc trưng mới. Nó luôn luôn vận động và có những biến đổi. Vì vậy việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện đại là quan tâm của nhiều người.


    Bản thân đang là một sinh viên của trường Đại hoc Kinh tế quốc dân, và tương lai là một cử nhân kinh tế. Em mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình cùng xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn, nền kinh tế phát triển hơn, và đời sống người dân tốt hơn.Vì thế, bản thân em nhận thấy mình cần hiểu rõ hơn về chủ nghĩa tư bản ngày nay cũng như những đặc trưng của nó, nhất là ngày nay khi mà thế giới đang ngày một biến đổi và kinh tế chủ nghĩa tư bản vẫn là một hệ thống lớn mạnh chi phối rất lớn nền kinh tế thế giới.Vì vậy, em đã chọn đề tài này: ”Kinh tế tư bản hiện đại”. Do giới hạn về thời gian và tầm hiểu biết nên trong bài viết này không tránh khỏi sự thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sữa chữa của các thầy cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn !


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 2
    Nội dung 4
    I. Sự biến đổi trong lực lượng sản xuất 5
    1. Lực lượng sản xuất 5
    2. Biến đổi các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất: 6
    2.1. Biến đổi trong khoa học - công nghệ: 6
    2.2. Biến đổi trong kết cấu ngành: 8
    3. Biến đổi cơ cấu lao động 10
    3.1. Nguồn lao động 10
    3.2. Biến đổi cơ cấu lao động: 12
    II. Sự biến đổi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản 13
    1. Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản 13
    2. Biến đổi các hình thức sở hữu 14
    2.1. Các hình thức sở hữu 14
    2.2. Sự biến đổi 15
    3. Hình thức quản lý 18
    3.1. Hình thức quản lý tư bản chủ nghĩa 18
    3.2. Biến đổi trong hình thức quản lý 18
    4. Biến đổi trong hình thức phân phối 20
    4.1. Hình thức phân phối 20
    4.2. Sự thay đổi trong hình thức phân phối 21
    III. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện nay 22
    1. Khái niệm và vai trò 22
    2. Sự điều tiết 23
    IV. Sự biến đổi trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa hiện nay 26
    1. Hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa 26
    2. Sự biến đổi của của hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa 26
    Kết luận 30
    1. Nhận định chung về tư bản chủ nghĩa 30
    2. Giới hạn của chủ nghĩa tư bản 31
    3. Liên hệ thực tế với Việt Nam 33
    Tài liệu tham khảo 35
     
Đang tải...