Luận Văn Kinh tế tri thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế tri thức



    Câu 1 :
    v Khái niệm về tri thức :
    Ø (Thông thường) : Tri thức là những sự hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội ( từ điển Tiếng Việt ).
    Ø (Triết học) : Tri thức là kết quả của nhận thức, là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy của con người. Tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm của thực tế, phù hợp với các nguyên lý của lý luận về nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
    Ø (Trên phương diện hành vi) : Tri thức là khả năng của 1 cá nhân hay của 1 nhóm thực hiện hay chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được các vật liệu. Tri thức có thể được điển chế hóa hoặc sao chép, như khi chúng được truyền đi bằng chương trình vi tính hay chúng có thể ở dạng ẩn và không thể sao chép như khi chúng tồn tại trong đầu óc của các cá nhân hay trong các chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp .
    Ø Cụ thể tri thức bao gồm :
    Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau đạt được bởi 1 tổ chức hay 1 cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo, các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về 1 đối tượng, 1 vấn đề có thể lý giải về nó.
    Là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong 1 lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ trong tổng thể.
    Các cơ sở, các thông tin, tài liệu , các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý thuyết khác nhau về tri thức.
    Tri thức có được thông qua các quy trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.
    v Phân loại tri thức :
    Ø Biết cái gì (know – what)
    Ø Biết tại sao (know – why)
    Ø Biết ai (know – who)
    Ø Biết ở đâu (know – where)
    Ø Biết khi nào (know – when)
    Ø Biết làm thế nào (know – how)
    v Các dạng tồn tại của tri thức :
    Ø Tri thức hiện : Là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu , âm thanh, phim, ảnh . thông qua ngôn ngữ cơ lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng, chuyển giao thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đạo tạo chính quy.
    Ø Tri thức ẩn : Là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường được ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó khăn “mã hóa“ và chuyển giao, thường bao gồm : niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng .
    v Các hình thức chia sẻ của tri thức :
    Ø Ẩn - Ẩn : Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví dụ học nghề, giao tiếp, giảng bài, .) thì việc tiếp nhận này là từ khi tri thức ẩn thành tri thức ẩn. Tri thức của người này không qua trung gian mà chuyển thành tri thức của người khác.
    Ø Ẩn – Hiện : Một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức thức hiện hữu khác thì đó lại là quá trình tri thức từ ẩn trở thành hiện.
    Ø Hiện – Hiện : Tập hợp các tri thức hiện đã có để tạo ra tri thức hiện khác. Quá trình này được thể hiện qua việc sao lưu chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu.
    Ø Hiện - Ẩn : Tri thức từ dạng hiện trở thành dạng ẩn. Điển hình quá trình này là việc đọc sách. Học sinh đọc sach (tri thức hiện) và rút ra được các bài học, tri thức cho mình (ẩn).

    Câu 2 :
    v Nền kinh tế tri thức :
    Ø Những khái niệm :
    § Nền kinh tế số (digital economy) nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ thông tin.
    § Nền kinh tế thông tin (Information Economy) nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội là thông tin chứ không phải là tài nguyên vật thể (đất đai, khoáng sản, .)
    § Nền kinh tế học hỏi (Learning Economy) nhấn mạnh đến yê cầu học tập, vai trò của giáo dục đào tạo với việc nâng cao trình độ và làm giàu tri thức của mỗi thành viên trong xã hội.
    § Nền kinh tế mới (New Economy) nhấn mạnh đến sự phân biệt với các nền kinh tế đã và đang tồn tại.
    Kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Tổ chức OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chính thức dùng thuật ngữ này từ năm 1995. Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới, còn kinh tế thông tin, kinh tế số chỉ mới nói về công nghệ thông tin mặc dù công nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất nhưng không bao gồm được các yếu tố tri thức và công nghệ khác.

     
Đang tải...